Mua máy móc thiết bị từ nước ngoài có cần xin phép không?

Máy móc, thiết bị là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được thiết kế.

Vậy Mua máy móc thiết bị từ nước ngoài có cần xin phép không? Có được vay ngoại tệ thanh toán tiền mua máy móc thiết bị từ nước ngoài và thực hiện đầu tư ra nước ngoài hay không? Trong bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp đến bạn các thông tin liên quan đến mua máy móc thiết bị từ nước ngoài hiện nay.

I. Tìm hiểu về mua máy móc thiết bị từ nước ngoài

1. Mua máy móc thiết bị từ nước ngoài có cần xin phép không

Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg quy định: Máy móc, thiết bị là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được thiết kế.

Về cơ bản, thủ tục mua, nhập khẩu máy móc thiết bị cũng tương tự như nhiều loại hàng hóa thông thường. Theo đó, để thông quan cho lô hàng máy móc, thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ để thực hiện các thủ tục hải quan hàng nhập khẩu theo quy định pháp luật.

2. Có bắt buộc phải làm thủ tục khai báo khi mua máy móc thiết bị từ nước ngoài không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ sở, tổ chức mua máy móc, thiết bị đã qua sử dụng từ nước ngoài phải thực hiện khai báo, làm các thủ tục để nhập khẩu máy móc, thiết bị:

Cơ quan, tổ chức nhập khẩu phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan và nộp hồ sơ tại Cơ quan hải quan, nơi đăng ký tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan chỉ làm thủ tục thông quan theo quy định khi hồ sơ nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp phải có chứng thư giám định thì trong chứng thư giám định phải có kết luận máy móc, thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng yêu cầu quy định.

II. Quy định pháp luật về mua máy móc thiết bị từ nước ngoài

1. Những thủ tục liên quan khi mua máy móc thiết bị từ nước ngoài

Căn cứ Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về hồ sơ, thủ tục hải quan như sau:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu (in từ phần mềm khai báo hải quan)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): bản gốc (nếu có) – Nộp trong trường hợp muốn nhận được thuế nhập khẩu ưu đãi.
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Bản liệt kê, mô tả hàng hóa xuất xưởng, catalog,…
  • Kết quả kiểm tra chất lượng, đồng bộ,… (đối với loại hàng phải kiểm tra chất lượng)

Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu đầy đủ, bạn tiến hành nộp hồ sơ và tờ khai cho cơ quan Hải quan. Tiếp đó, cơ quan Hải quan sẽ tiếp nhận, xử lý, kiểm tra và trả kết quả phân luồng tờ khai. Thông thường sẽ có 3 luồng:

  • Tờ khai luồng xanh: Hồ sơ và hàng hóa hợp lệ, có thể thông quan.
  • Tờ khai luồng vàng: Hàng chưa được thông quan và phải tiến hành kiểm tra hồ sơ thực tế.
  • Tờ khai luồng đỏ: Hàng chưa được thông quan và phải tiến hành kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hóa.
  • Cuối cùng, sau khi lô hàng đủ điều kiện thông quan, bạn nộp thuế cho hàng hóa và tiến hành chuyển hàng về theo hướng dẫn.

2. Mua máy móc thiết bị từ nước ngoài không có hóa đơn chứng từ thì bị xử lý như thế nào?

Theo điểm c khoản 1, các khoản tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.”

Ngoài ra, cơ sở nhập khẩu hàng hóa là máy móc thiết bị không riox nguồn gốc, xuất xứ còn có thể bị phạt bổ sung và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. 

III. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến mua máy móc thiết bị từ nước ngoài

1. Mua máy móc thiết bị từ nước ngoài có cần làm thủ tục nhập khẩu qua cơ quan Hải quan không?

Theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định trình tự, thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị từ nước ngoài qua cơ quan hải quan như sau:

  • Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ nhập khẩu và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này về Cơ quan hải quan, nơi đăng ký tờ khai hải quan;
  • Cơ quan hải quan chỉ làm thủ tục thông quan theo quy định khi hồ sơ nhập khẩu và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp phải có chứng thư giám định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì trong chứng thư giám định phải có kết luận máy móc, thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 6 Quyết định này.

Theo đó, để nhập khẩu máy móc, thiết bị từ nước ngoài về Việt Nam thì trong hồ sơ hải quan cần có giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền.

2. Các thiết bị máy móc bị cấm nhập khẩu

Theo khoản 2 Điều 4 Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg quy định Nguyên tắc quản lý việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng:

- Không cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Các nước xuất khẩu đã công bố loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường;
  • Không đáp ứng các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan quản lý việc nhập khẩu thiết bị máy móc từ nước ngoài?

Theo Điều 1 Quyết định 619/QĐ-BCT năm 2013 quy định như sau:

Vị trí và chức năng:

  • Cục Xuất nhập khẩu là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, mua bán hàng hóa quốc tế, đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Theo đó, cư quan có thẩm quyền, chức năng quản lý việc nhập khẩu thiết bị máy móc từ nước ngoài là Cục Xuất nhập khẩu.

4. Có được vay ngoại tệ thanh toán tiền mua máy móc thiết bị từ nước ngoài và thực hiện đầu tư ra nước ngoài hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 42/2018/TT-NHNN quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 24/2015/TT-NHNN như sau:

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn như sau:

  • Cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay. Quy định này thực hiện đến hết ngày 31 tháng 03 năm 2019;
  • Cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay;
  • Cho vay trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay. Quy định này thực hiện đến hết ngày 30 tháng 09 năm 2019;
  • Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu hàng năm để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu khi doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu không có hoặc không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay;
  • Cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay. Khi được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải ngân vốn cho vay, khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay, trừ trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền thanh toán phải bằng ngoại tệ;
  • Cho vay để đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến mua máy móc thiết bị từ nước ngoài

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về mua máy móc thiết bị từ nước ngoài uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về giá mua bán nhà. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về giá mua bán nhà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan