Máy móc, thiết bị là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được thiết kế.
Vậy Mua máy móc thiết bị từ nước ngoài có cần xin phép không? Có được vay ngoại tệ thanh toán tiền mua máy móc thiết bị từ nước ngoài và thực hiện đầu tư ra nước ngoài hay không? Trong bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp đến bạn các thông tin liên quan đến mua máy móc thiết bị từ nước ngoài hiện nay.
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg quy định: Máy móc, thiết bị là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được thiết kế.
Về cơ bản, thủ tục mua, nhập khẩu máy móc thiết bị cũng tương tự như nhiều loại hàng hóa thông thường. Theo đó, để thông quan cho lô hàng máy móc, thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ để thực hiện các thủ tục hải quan hàng nhập khẩu theo quy định pháp luật.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ sở, tổ chức mua máy móc, thiết bị đã qua sử dụng từ nước ngoài phải thực hiện khai báo, làm các thủ tục để nhập khẩu máy móc, thiết bị:
Cơ quan, tổ chức nhập khẩu phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan và nộp hồ sơ tại Cơ quan hải quan, nơi đăng ký tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan chỉ làm thủ tục thông quan theo quy định khi hồ sơ nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp phải có chứng thư giám định thì trong chứng thư giám định phải có kết luận máy móc, thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng yêu cầu quy định.
Căn cứ Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về hồ sơ, thủ tục hải quan như sau:
Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu đầy đủ, bạn tiến hành nộp hồ sơ và tờ khai cho cơ quan Hải quan. Tiếp đó, cơ quan Hải quan sẽ tiếp nhận, xử lý, kiểm tra và trả kết quả phân luồng tờ khai. Thông thường sẽ có 3 luồng:
Theo điểm c khoản 1, các khoản tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.”
Ngoài ra, cơ sở nhập khẩu hàng hóa là máy móc thiết bị không riox nguồn gốc, xuất xứ còn có thể bị phạt bổ sung và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định trình tự, thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị từ nước ngoài qua cơ quan hải quan như sau:
Theo đó, để nhập khẩu máy móc, thiết bị từ nước ngoài về Việt Nam thì trong hồ sơ hải quan cần có giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền.
Theo khoản 2 Điều 4 Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg quy định Nguyên tắc quản lý việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng:
- Không cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng trong các trường hợp sau:
Theo Điều 1 Quyết định 619/QĐ-BCT năm 2013 quy định như sau:
Vị trí và chức năng:
Theo đó, cư quan có thẩm quyền, chức năng quản lý việc nhập khẩu thiết bị máy móc từ nước ngoài là Cục Xuất nhập khẩu.
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 42/2018/TT-NHNN quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 24/2015/TT-NHNN như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn như sau:
Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về mua máy móc thiết bị từ nước ngoài uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về giá mua bán nhà. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về giá mua bán nhà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn