NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Khi một người có những hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến việc xâm phạm đến tài sản, tính mạng, nhân phẩm danh sự của người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, và đây được gọi là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Bài viết sau đây, sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì và làm thế nào để xác định mức bồi thường? Cùng NPLaw tìm hiểu nhé.

I. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì

Theo Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về bồi thường thiệt hại như sau:” Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác".Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là bồi thường do phát sinh không phải vì vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng của bên vi phạm, một bên nào đó đã có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì bên còn lại có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường những thiệt hại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể được hiểu là loại trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng.

II. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Căn cứ theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

  • Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  • Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  • Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có các điều kiện:

  • Phải có thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

  • Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
  • Phải có hành vi trái pháp luật.

Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.

  • Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
  • Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.

III. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định của pháp luật. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: 

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

IV. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định như thế nào?

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định tại điều 586 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  • Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
  • Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.​​​​​​​

V. Giải đáp thắc mắc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

1. Trong trường hợp có nhiều người cùng gây ra thiệt hại, thì ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

2. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là bao lâu?

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

3. Trường hợp cây xanh bên đường gãy ngã vào chiếc xe ô tô của anh A đang đậu ở dưới cây xanh, thì trong trường hợp này, Ai có trách nhiệm bồi thường?

Căn cứ Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra thì “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”. 

Theo quy định tại khoản 3 Điều 584 Bộ luật dân sự thì trong trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Cây xanh bên đường trồng nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích cộng đồng nên là tài sản công và được các công ty quản lý cây xanh thực hiện quản lý, chăm sóc. 

Căn cứ tại khoản 3, 4 Điều 11 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP về Quản lý cây xanh đô thị quy định định về trồng, chăm sóc cây xanh đô thị, thì công ty Quản lý cây xanh phải có trách nhiệm như sau:

“3. Cây trồng phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển của cây để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.

4. Việc chăm sóc, cắt tỉa cây phải tuân thủ quy trình kỹ thuật đồng thời phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình”.

Như vậy, thông qua các căn cứ pháp lý nếu trên, thì khi cây xanh gãy ngã vào chiếc xe ô tô của A nếu thuộc các trường hợp bất khả kháng như bão, lũ lụt hoặc công ty quản lý cây xanh đã thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như cắt tỉa cây, kiểm tra nhưng vẫn làm hư tổn xe của anh A thì trong trường hợp này có thể xem là trường hợp bất khả kháng vì công ty cũng đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình, đã có biện pháp khắc phục thì đối với tình huống đó thì Công ty Quản lý cây xanh không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh A. 

Còn trong trường hợp, Công ty quản lý cây xanh không thực hiện đúng và đủ trách nhiệm của mình dẫn đến việc cây gãy gây ra thiệt hại cho anh A thì Công ty quản lý cây xanh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh A.

Qua phân tích trên, ta có thể thấy rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do một trong hai bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng, dẫn đến gây thiệt hại do hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã gây ra. Còn đối với trường hợp bồi thường thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc thực hiện theo hợp đồng, thì đây là trách nhiệm ngoài hợp đồng. Trong trường hợp gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 

Mọi vướng mắc pháp lý phát sinh liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc các vấn đề khác trong lĩnh vực dân sự hãy liên hệ ngay với NPLaw để được tư vấn ngay nhé.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp