Khi một người có những hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến việc xâm phạm đến tài sản, tính mạng, nhân phẩm danh sự của người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, và đây được gọi là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bài viết sau đây, sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì và làm thế nào để xác định mức bồi thường? Cùng NPLaw tìm hiểu nhé.
Theo Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về bồi thường thiệt hại như sau:” Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác".Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là bồi thường do phát sinh không phải vì vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng của bên vi phạm, một bên nào đó đã có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì bên còn lại có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường những thiệt hại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể được hiểu là loại trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng.
Căn cứ theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có các điều kiện:
Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.
Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định của pháp luật. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định tại điều 586 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Căn cứ Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra thì “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 584 Bộ luật dân sự thì trong trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Cây xanh bên đường trồng nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích cộng đồng nên là tài sản công và được các công ty quản lý cây xanh thực hiện quản lý, chăm sóc.
Căn cứ tại khoản 3, 4 Điều 11 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP về Quản lý cây xanh đô thị quy định định về trồng, chăm sóc cây xanh đô thị, thì công ty Quản lý cây xanh phải có trách nhiệm như sau:
“3. Cây trồng phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển của cây để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.
4. Việc chăm sóc, cắt tỉa cây phải tuân thủ quy trình kỹ thuật đồng thời phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình”.
Như vậy, thông qua các căn cứ pháp lý nếu trên, thì khi cây xanh gãy ngã vào chiếc xe ô tô của A nếu thuộc các trường hợp bất khả kháng như bão, lũ lụt hoặc công ty quản lý cây xanh đã thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như cắt tỉa cây, kiểm tra nhưng vẫn làm hư tổn xe của anh A thì trong trường hợp này có thể xem là trường hợp bất khả kháng vì công ty cũng đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình, đã có biện pháp khắc phục thì đối với tình huống đó thì Công ty Quản lý cây xanh không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh A.
Còn trong trường hợp, Công ty quản lý cây xanh không thực hiện đúng và đủ trách nhiệm của mình dẫn đến việc cây gãy gây ra thiệt hại cho anh A thì Công ty quản lý cây xanh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh A.
Qua phân tích trên, ta có thể thấy rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do một trong hai bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng, dẫn đến gây thiệt hại do hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã gây ra. Còn đối với trường hợp bồi thường thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc thực hiện theo hợp đồng, thì đây là trách nhiệm ngoài hợp đồng. Trong trường hợp gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Mọi vướng mắc pháp lý phát sinh liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc các vấn đề khác trong lĩnh vực dân sự hãy liên hệ ngay với NPLaw để được tư vấn ngay nhé.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn