PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH QUY ĐỊNH GÌ VỀ ĐẤT KHÔNG CÓ ĐƯỜNG ĐI?

Đất không có đường đi là một trong các vấn đề dễ dàng xảy ra tranh chấp do phần đất này bị vây quanh bởi các bất động sản khác, gặp nhiều bất tiện trong xây dựng, sửa chữa, di chuyển do không có lối đi. Tuy nhiên, mua đất không có đường đi thì giá thành thường rất rẻ so với thị trường chung nên vẫn có nhiều người cân nhắc, xem xét mua đất này nhưng lại lo ngại các vấn đề pháp lý liên quan đến phần đất. Hãy cùng NPLaw xem qua bài viết dưới đây để tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến đất không có đường đi nhé!

I. Đất không có đường đi là gì?

Đất không có đường đi hay còn gọi là đất không có lối đi là phần diện tích đất của người ở phía bên trong bị vây bọc xung quanh những bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có đủ lối đi ra đường lớn. Đất không có đường đi cũng có thể được xác định là những thửa đất khi tra cứu trên bản đồ địa chính không thể hiện trên bản đồ phần đường đi vào.Phần lối đi dẫn ra đường lớn được người dân sử dụng làm lối đi chung, tuy nhiên thực tế việc xác định diện tích để xây dựng lối đi chung không rõ ràng rất dễ phát sinh những tranh chấp.

1. Vậy có nên mua đất không có đường đi?

Mua đất không có đường đi đồng nghĩa với việc gia đình bạn sẽ gặp nhiều bất tiện trong việc di chuyển. Nhiều trường hợp người mua đất không có đường đi xây nhà, sau đó muốn mở thêm lối đi thì lại phải mua thêm đất nhà hàng xóm.Tuy đất không có đường đi được bán với giá rẻ, song nó lại bị độn thêm nhiều chi phí khác. Đó có thể là chi phí mua thêm đất để mở đường, chi phí vận chuyển vật tư để xây nhà,…

Chính vì vậy, có nên mua đất không có đường đi hay không cần cân nhắc . Theo các chuyên gia thì việc mua đất không có đường đi sẽ không tốt nếu nó không nằm trong diện quy hoạch. Tuy nhiên, nếu đất bị vây quanh bởi các bất động sản khác thì chủ đất có quyền yêu cầu các hộ dân liên quan mở lối đi chung, các hộ dân thỏa thuận và đưa ra quyết định giải quyết sao cho phù hợp. Điều này cũng được pháp luật hiện hành quy định quyền về lối đi qua của bất động sản bị vây bọc.

II. Quy định về đất không có đường đi

Đất không có đường đi được Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về lối đi qua tại Điều 254 như sau: 

  • Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi. Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
  • Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Từ quy định trên có thể thấy nếu một người mua phải đất không có lối đi thì họ có thể yêu cầu các hộ dân xung quanh, các chủ đất liền kề mở một lối đi chung. Các bên sẽ thỏa thuận và cùng nhau đưa ra quyết định phù hợp nhất. Các chủ sở hữu có thể đền bù hoặc không đền bù, tùy vào thỏa thuận của các bên.

III. Đất không có đường đi có được mở lối đi riêng không?

Việc mở lối đi là quyền của người có mảnh đất bị bao bọc. Họ có quyền được yêu cầu mở lối đi cho mình theo Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: 

  • Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi. Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
  • Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Căn cứ quy định trên cho thấy, người có mảnh đất bị bao bọc, tức là đất không có đường đi thì có quyền yêu cầu được mở lối đi đối với các chủ sở hữu bất động sản vây bọc mình. Các bên tự thỏa thuận và đưa ra quyết định hợp lý trên phần đất của mình. Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, tuy nhiên vẫn tùy vào thỏa thuận của các bên.

IV. Giải đáp thắc mắc về đất không có đường đi

1. Tách thửa đất không lối đi được hay không?

Theo quy định của Luật đất đai, nguyên tắc để tách thửa một lô đất là phải có đường đi cho các thửa bên trong, tức là phải làm 01 lối đi chung. Nếu bất động sản không có lối đi ra đường công cộng thì cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp Sổ đỏ sẽ phải kiểm tra, xem xét rồi mới tiến hành tách thửa để đảm bảo lợi ích cho người sử dụng đất.

2. Đất không có đường đi, sang tên được không?

Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định các điều kiện để được sang tên đất đai bao gồm:

  • Có Sổ đỏ/Sổ hồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
  • Đất không có tranh chấp tại thời điểm sang tên;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Đất vẫn đang trong thời hạn sử dụng.

Ngoài ra, khoản 1 Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp không được nhận chuyển nhượng đất gồm:

Trường hợp 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.Trường hợp 2: Đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân thì tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp 3: Không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa nếu hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Trường hợp 4: Nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng.

Như vậy, nếu chỉ vì lý do là đất không có đường đi mà không được sang tên thì trả lời của cán bộ tiếp nhận hồ sơ là không có cơ sở.

3. Đất không có đường đi có bán được không?

Đất không có đường đi có bán được hay không thì cần xem xét các yếu tố:

  • Người sở hữu phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đỏ để chứng minh được việc mình ở hữu bất động sản đó;
  • Khu đất này hiện tại đang không xảy ra tranh chấp với các bên khác;
  • Bất động sản này không thuộc danh sách bị kê biên tài sản đảm bảo;
  • Bất động sản này còn trong thời gian sử dụng đất hay không?

Nếu đất không có đường đi đảm bảo được các yếu tố trên thì vẫn có thể trao đổi, giao dịch.

4. Đất không có đường đi có được cấp sổ đỏ không?

Để xác định thửa đất không có lối đi vào có được cấp sổ hồng hay không, ta cần xem xét đến việc thửa đất đó có đủ điều kiện được cấp sổ hồng hay không và thửa đất đó có thuộc những trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không. Cụ thể:

Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ thể đang sử dụng đất cần phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 99, 100, 101 và Điều 102 Luật đất đai năm 2013 như sau:

  • Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật đất đai 2013
  • Chủ sở hữu đất không có đường đi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày 01/07/2014
  • Đất không có đường đi là là đất được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
  • Chủ sở hữu đất không có đường đi được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
  • Người sở hữu đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với mảnh đất không có đường đi đó;
  • Chủ sở hữu hữu đất không có đường đi đã mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất từ người khác;
  • Đất không có đường đi là đất được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  • Chủ sở hữu đất không có đường đi tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
  • Đất không có đường đi đi đã được cấp giấy chứng nhận rồi nhưng người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

V. Tư vấn hướng giải quyết khi đất không có đường đi

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLaw) là một trong những công ty Luật uy tín, có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực pháp lý Doanh nghiệp, Thương mại, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Giấy phép, Giải quyết tranh chấp, Môi trường, Hình sự,...Cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Thái độ nhiệt tình, bám sát tiến trình xử lý hồ sơ, phong cách làm việc chuyên nghiệp, NPLaw hoàn toàn có thể giúp bạn đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp, đồng thời giúp bạn đưa ra được các quyết định, thỏa thuận tối ưu nhất cho bản thân. Để giải đáp các vướng mắc và hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đặc biệt liên quan đến đất không có đường đi bạn có thể tin tưởng NPLaw liên hệ ngay theo thông tin sau.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp