Đất không có đường đi là một trong các vấn đề dễ dàng xảy ra tranh chấp do phần đất này bị vây quanh bởi các bất động sản khác, gặp nhiều bất tiện trong xây dựng, sửa chữa, di chuyển do không có lối đi. Tuy nhiên, mua đất không có đường đi thì giá thành thường rất rẻ so với thị trường chung nên vẫn có nhiều người cân nhắc, xem xét mua đất này nhưng lại lo ngại các vấn đề pháp lý liên quan đến phần đất. Hãy cùng NPLaw xem qua bài viết dưới đây để tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến đất không có đường đi nhé!
Đất không có đường đi hay còn gọi là đất không có lối đi là phần diện tích đất của người ở phía bên trong bị vây bọc xung quanh những bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có đủ lối đi ra đường lớn. Đất không có đường đi cũng có thể được xác định là những thửa đất khi tra cứu trên bản đồ địa chính không thể hiện trên bản đồ phần đường đi vào.Phần lối đi dẫn ra đường lớn được người dân sử dụng làm lối đi chung, tuy nhiên thực tế việc xác định diện tích để xây dựng lối đi chung không rõ ràng rất dễ phát sinh những tranh chấp.
Mua đất không có đường đi đồng nghĩa với việc gia đình bạn sẽ gặp nhiều bất tiện trong việc di chuyển. Nhiều trường hợp người mua đất không có đường đi xây nhà, sau đó muốn mở thêm lối đi thì lại phải mua thêm đất nhà hàng xóm.Tuy đất không có đường đi được bán với giá rẻ, song nó lại bị độn thêm nhiều chi phí khác. Đó có thể là chi phí mua thêm đất để mở đường, chi phí vận chuyển vật tư để xây nhà,…
Chính vì vậy, có nên mua đất không có đường đi hay không cần cân nhắc . Theo các chuyên gia thì việc mua đất không có đường đi sẽ không tốt nếu nó không nằm trong diện quy hoạch. Tuy nhiên, nếu đất bị vây quanh bởi các bất động sản khác thì chủ đất có quyền yêu cầu các hộ dân liên quan mở lối đi chung, các hộ dân thỏa thuận và đưa ra quyết định giải quyết sao cho phù hợp. Điều này cũng được pháp luật hiện hành quy định quyền về lối đi qua của bất động sản bị vây bọc.
Đất không có đường đi được Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về lối đi qua tại Điều 254 như sau:
Từ quy định trên có thể thấy nếu một người mua phải đất không có lối đi thì họ có thể yêu cầu các hộ dân xung quanh, các chủ đất liền kề mở một lối đi chung. Các bên sẽ thỏa thuận và cùng nhau đưa ra quyết định phù hợp nhất. Các chủ sở hữu có thể đền bù hoặc không đền bù, tùy vào thỏa thuận của các bên.
Việc mở lối đi là quyền của người có mảnh đất bị bao bọc. Họ có quyền được yêu cầu mở lối đi cho mình theo Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Căn cứ quy định trên cho thấy, người có mảnh đất bị bao bọc, tức là đất không có đường đi thì có quyền yêu cầu được mở lối đi đối với các chủ sở hữu bất động sản vây bọc mình. Các bên tự thỏa thuận và đưa ra quyết định hợp lý trên phần đất của mình. Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, tuy nhiên vẫn tùy vào thỏa thuận của các bên.
Theo quy định của Luật đất đai, nguyên tắc để tách thửa một lô đất là phải có đường đi cho các thửa bên trong, tức là phải làm 01 lối đi chung. Nếu bất động sản không có lối đi ra đường công cộng thì cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp Sổ đỏ sẽ phải kiểm tra, xem xét rồi mới tiến hành tách thửa để đảm bảo lợi ích cho người sử dụng đất.
Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định các điều kiện để được sang tên đất đai bao gồm:
Ngoài ra, khoản 1 Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp không được nhận chuyển nhượng đất gồm:
Trường hợp 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.Trường hợp 2: Đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân thì tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp 3: Không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa nếu hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Trường hợp 4: Nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng.
Như vậy, nếu chỉ vì lý do là đất không có đường đi mà không được sang tên thì trả lời của cán bộ tiếp nhận hồ sơ là không có cơ sở.
Đất không có đường đi có bán được hay không thì cần xem xét các yếu tố:
Nếu đất không có đường đi đảm bảo được các yếu tố trên thì vẫn có thể trao đổi, giao dịch.
Để xác định thửa đất không có lối đi vào có được cấp sổ hồng hay không, ta cần xem xét đến việc thửa đất đó có đủ điều kiện được cấp sổ hồng hay không và thửa đất đó có thuộc những trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không. Cụ thể:
Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ thể đang sử dụng đất cần phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 99, 100, 101 và Điều 102 Luật đất đai năm 2013 như sau:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLaw) là một trong những công ty Luật uy tín, có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực pháp lý Doanh nghiệp, Thương mại, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Giấy phép, Giải quyết tranh chấp, Môi trường, Hình sự,...Cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Thái độ nhiệt tình, bám sát tiến trình xử lý hồ sơ, phong cách làm việc chuyên nghiệp, NPLaw hoàn toàn có thể giúp bạn đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp, đồng thời giúp bạn đưa ra được các quyết định, thỏa thuận tối ưu nhất cho bản thân. Để giải đáp các vướng mắc và hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đặc biệt liên quan đến đất không có đường đi bạn có thể tin tưởng NPLaw liên hệ ngay theo thông tin sau.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn