Ly hôn là hiện tượng xã hội khá phổ biến hiện nay. Ly hôn là thủ tục để chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai người đã kết hôn với nhau nên việc ly hôn cũng khá phức tạp. Việc ly hôn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, hạnh phúc phúc của vợ chồng và của cả gia đình hai bên.
Trên thực tế, việc ly hôn không chỉ là việc của hai người vợ và chồng mà khi muốn ly hôn, hai bên phải chứng minh đáp ứng đủ các yêu cầu, điều kiện về ly hôn. Vậy pháp luật quy định gì về việc vợ chồng ly hôn? Muốn được Tòa án xử ly hôn thì cần làm gì, thủ tục như thế nào?
Sau đây, kính mời quý độc giả hãy cùng NPLAW tìm hiểu các vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý ly hôn nhé!
Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Ly hôn chỉ có thể xảy ra với những người có quan hệ vợ chồng, tức là những người đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn là Thẩm phán. Họ là người sẽ xem xét, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng, tâm tư nguyện vọng của cả hai như nào để đưa ra những quyết định đúng đắn giải quyết việc ly hôn.
Pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng. Do vậy mà vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu ly hôn, tức là nộp đơn ra Tòa án và yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trong những trường hợp cần thiết, để kịp thời bảo vệ lợi ích chính đáng thì pháp luật còn cho phép cha mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Quy định này rất thiết thực để thực hiện tốt việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người.
Mặc dù vợ, chồng được tự do trong việc đưa ra yêu cầu giải quyết ly hôn nhưng quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của người chồng sẽ bị hạn chế trong một số trường hợp. Theo khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, chồng không có quyền ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Quy định này để bảo vệ người phụ nữ, do khi mang thai và sinh con, tâm lý và sức khỏe của người phụ nữ dễ kích động.
Như vậy, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn của người chồng bị hạn chế hơn so với người vợ.
Hiện nay, thủ tục pháp lý về ly hôn được pháp luật quy định rất chặt chẽ, cụ thể tại Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn.
Khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn, thì sẽ được khuyến khích hòa giải ở cơ sở. Việc hòa giải này được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Sau đó, nộp đơn yêu cầu ly hôn đến Tòa án. Khi nộp đủ các giấy tờ theo quy định thì Tòa án sẽ thụ lý đơn ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Khi đơn đã được thụ lý, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Khi hòa giải không thành và xem xét kỹ lưỡng nguyện vọng của các bên vợ, chồng, tình trạng hôn nhân thì Tòa án sẽ ra quyết định ly hôn. Khi quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân chấm dứt.
Sau khi ly hôn, cha, mẹ có các quyền và nghĩa vụ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái theo quy định của pháp luật. Còn về tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó:
Ly hôn không phải là việc đơn giản do hậu quả pháp lý phát sinh từ nó rất lớn. Do đó, Nhà nước đã đưa những điều kiện để được giải quyết ly hôn vào trong luật. Điều kiện để được yêu cầu ly hôn được chia làm hai trường hợp với các điều kiện khác nhau.
Với trường hợp thứ nhất, vợ chồng thuận tình ly hôn. Nếu hòa giải không thành và nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
Với trường hợp thứ hai, ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ, chồng. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn khi:
Chồng không đồng ý ly hôn thì người vợ hoàn toàn có thể ly hôn đơn phương. Người vợ nộp đơn đơn phương ly hôn kèm theo các giấy tờ chứng minh về đời sống hôn nhân trầm trọng, không đạt được mục đích của hôn nhân thì Tòa án vẫn thụ lý.
Với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ, chồng mà không có đăng ký kết hôn và có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý, giải quyết và áp dụng Điều 9 và Điều 14 của Luật Hôn nhân và gia đình tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ.
Việc Đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân sẽ bị xử lý kỷ luật tùy theo hậu quả gây ra. Hậu quả ít nghiêm trọng thì bị khiển trách; tái phạm hoặc hậu quả nghiêm trọng thì bị cảnh cáo hoặc cách chức; gây ra hậu quả rất nghiêm trọng thì bị khai trừ. Đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng dẫn đến ly hôn có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật đảng viên là khai trừ khỏi Đảng.
Quý khách có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý về các vấn đề liên quan đến vấn đề ly hôn: tư vấn ly hôn, đơn xin ly hôn…hãy liên hệ ngay đến Hãng luật NPLAW để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn