Pháp luật về đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là biện pháp quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, từ đó tăng sức cạnh tranh và ngăn chặn hành vi xâm phạm sản phẩm của mình. Vậy làm sao để hiểu thế nào là đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam là gì và những vấn đề liên quan xoay quanh đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng  đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay, tình trạng vi phạm như làm giả, làm nhái sản phẩm kiểu dáng công nghiệp diễn ra rất phổ biến. Và để hạn chế được sự vi phạm đó cũng như đảm bảo quyền lợi của quý khách hàng đối với sản phẩm của mình thì việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là điều không thể bỏ qua. Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là biện pháp quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, từ đó tăng sức cạnh tranh và ngăn chặn hành vi xâm phạm sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nhiều chủ sở hữu vẫn chưa nắm được các trình tự thủ tục cũng như chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. 

Tìm hiểu đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

II. Tìm hiểu đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

1. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam là gì?

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là việc chủ sở hữu kiểu dáng tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp tại Cục sở hữu trí tuệ để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp kiểu dáng công nghiệp cho chủ sở hữu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

2. Điều kiện để đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Theo Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 có quy định các điều kiện để đăng ký kiểu dáng công nghiệp sau đây:

  • Có tính mới: Có sự khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã được công khai (dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác) ở trong hoặc ngoài nước trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
  • Tính sáng tạo: Không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày kiểu dáng công nghiệp này nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên.
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp: Có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

III. Quy định pháp luật về đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

1. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Căn cứ mục 1, mục 4 Chương 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, sửa đổi bởi Thông tư 05/2013/TT-BKHCN, Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm:

- 02 Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;

- 01 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;

- 04 bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;

- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động);

- Giấy uỷ quyền (nếu chủ đơn ủy quyền cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục);

- Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế;

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- Tài liệu xác nhận quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp (nếu có).

 

2. Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định đối tượng cần đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đầu tiên cần xác định đối tượng muốn đăng ký có thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp hay không? Từ đó mới quyết định có nộp đơn đăng ký hay không?

Bước 2: Phân loại và tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng. 

Việc phân loại và tra cứu sẽ giúp chủ đơn đánh giá được khả năng đăng ký trước khi quyết định nộp đơn đăng ký.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Sau khi tra cứu và kết luận kiểu dáng công nghiệp có khả năng đăng ký, chủ đơn sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo hồ sơ chi tiết chúng tôi sẽ hướng dẫn bên dưới.

Bước 4: Nộp đơn đăng ký kiểu dáng tại Cục Sở hữu trí tuệ

Việc nộp đơn đăng ký sẽ được ưu tiên sớm nhất để tránh việc kiểu dáng bị mất tính mới và có ngày ưu tiên sớm nhất.

Bước 5: Thẩm định và cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Trường hợp Kiểu dáng công nghiệp đủ điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo cấp văn bằng cho kiểu dáng, trường hợp ngược lại Cục Sở hữu trí tuệ sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký.

3. Đối tượng nào không được bảo hộ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022 thì các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

Thứ nhất, hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có:

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có nếu được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ dẫn tới hậu quả hạn chế sáng tạo (thay vì mục đích khuyến khích sáng tạo của pháp luật về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp). Bởi vì những hình dáng này là kết quả tất yếu và bắt buộc đối với bất kỳ sản phẩm nào có đặc tính kỹ thuật tương tự.
  • Nếu cho phép độc quyền bảo hộ các hình dáng này sẽ dẫn tới những bất hợp lý: (i) không đảm bảo điều kiện về tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ; (ii) những chủ thể khác khi áp dụng tính chất kỹ thuật tương tự đối với các sản phẩm của mình sẽ không thể thực hiện được (trong khi các kết quả này là bắt buộc phải có); (iii) sự kế thừa, phát triển các kiểu dáng và bản chất về sự thỏa thuận của cộng đồng và chủ thể sáng tạo không được áp dụng.

Thứ hai, hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp

  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp, về cơ bản không phải là kiểu dáng công nghiệp của đối tượng đó và cũng không đáp ứng yêu cầu về tính sản xuất công nghiệp. Hình dáng này là sự dựng hình vật chất từ bản vẽ thiết kế xây dựng. Do đó, đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở đây là bản vẽ, thay vì là sản phẩm được tạo ra từ bản vẽ.
  • Mặt khác, các công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp có thể có hình dáng bên ngoài giống nhau, bởi vì hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng cũng có thể coi là do đặc tính kỹ thuật bắt buộc phải có; nhưng mà điểm quyết định sự khác biệt giữa các công trình không phải là hình dáng; mà là thiết kế bên trong công trình như vật liệu xây dựng, cách bố trí đồ trang trí, nội thất bên trong. Vì vậy, hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng không được bảo hộ với danh nghĩa là kiểu dáng công nghiệp là hoàn toàn hợp lý.

Tại sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Thứ ba, hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm

  • Một trong những tính năng quan trọng của kiểu dáng công nghiệp là tính thẩm mỹ nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, từ đó đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm. Đối với những loại sản phẩm mà hình dáng bên ngoài là một trong những đặc điểm quan trọng ảnh hưởng đến sức tiêu thụ sản phẩm thì việc bảo hộ cho những hình dáng đó là cần thiết.
  • Bên cạnh đó, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, thể hiện tổng thể tạo hình của sản phẩm. Do đó, hình dáng của các chi tiết bên trong của sản phẩm, của bộ phận cấu thành nên sản phẩm nhưng không thể quan sát khi sử dụng sản phẩm mà khi tháo rời các bộ phận hoặc phải bóc gỡ vào bên trong mới nhìn thấy thì không thể đảm bảo tính chất “bên ngoài” này. Do đó, các kiểu dáng này, cho dù có đáp ứng được các điều kiện như tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp cũng không được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp. 

IV. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

1. Tại sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Căn cứ các khoản 4 và khoản 25 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 thì đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là việc tổ chức, cá nhân đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp để chống cạnh tranh không lành mạnh. Loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu này được gọi là văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Chỉ khi nộp đơn đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký, quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu mới được phát sinh.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được độc quyền sử dụng kiểu dáng trong thời hạn 15 năm, do đó, tạo rất nhiều lợi thế cạnh tranh với bên khác.

Đồng thời, sẽ được pháp luật bảo vệ khi có hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký.

2. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam bao lâu?

Theo Điều 109, 110, 119 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022 thì Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp cụ thể như sau:

+ Thời gian thẩm định hình thức đơn đăng ký khoảng từ 01 tháng đến 02 tháng

+ Thời gian công bố đơn đăng ký trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong vòng 01 tháng

+ Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng khoảng từ 08 tháng đến 10 tháng

+ Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký từ 01 tháng đến 02 tháng

3. Tổng thời gian kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong bao nhiêu năm?

Căn cứ vào khoản 4 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 quy định: “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật trên thì Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong vòng 05 năm kể từ ngày nộp đơn và được gia hạn tối đa 02 lần. Theo đó tối đa một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ sẽ được độc quyền trong vòng 15 năm (nếu gia hạn liên tiếp cho đến khi hết hạn). Sau đó kiểu dáng công nghiệp sẽ hết độc quyền và người khác có quyền sử dụng không cần sự đồng ý của chủ sở hữu.

Tuy nhiên, sau khi hết thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nhưng chủ sở hữu vẫn muốn được tiếp tục bảo hộ thì có thể gia hạn thời hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

4. Khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam thì kiểu dáng công nghiệp có được bảo hộ tại quốc tế luôn không?

Khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế, chủ đơn có thể nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, thành phần hồ sơ và thủ tục nộp hồ sơ sẽ theo hình thức đăng ký quốc tế (chủ sở hữu có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hoặc thông qua Cục Sở hữu trí tuệ). Lúc này sẽ tránh cho việc doanh nghiệp, cá nhân phải nộp trực tiếp tại nước ngoài hay gửi đường bưu điện quốc tế, tránh bị tốn chi phí và thất lạc hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp quốc tế rất nhiều.

Phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp theo nguyên tắc lãnh thổ, có nghĩa đăng ký tại quốc gia nào sẽ chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó.

 

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw 

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan