Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ sở sản xuất thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm. Nhằm mục đích giảm rủi ro pháp lý cho khách hàng, NPLaw sẽ giúp Quý khách hàng làm sáng tỏ các quy định về sản xuất thực phẩm thông qua bài viết dưới đây:
Hiện nay thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường, các thực phẩm này không đảm bảo về chất lượng, không rõ nguồn gốc khiến người tiêu dùng khó để lựa chọn được các sản phẩm đảm bảo an toàn. Ngày càng có nhiều người sản xuất, kinh doanh sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, cám tăng trưởng trong chăn nuôi những hóa chất cấm dùng trong chế biến nông thủy sản, sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt, cá ôi thối… Nhiều cơ sở chế biến không đảm bảo vệ sinh, máy móc không đảm bảo đúng yêu cầu quy định của Nhà nước. Nhận thấy cần thiết để nâng cao hiểu biết, ý thức pháp luật của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm, NPLaw sẽ giúp Quý khách hàng làm sáng tỏ các quy định về sản xuất thực phẩm thông qua các nội dung dưới đây.
Cơ sở sản xuất thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện chung được quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định 67/2016/NĐ-CP, cụ thể:
Ngoài ra, tùy thuộc vào từng loại thực phẩm mà cơ sở sản xuất phải đáp ứng các điều kiện khác theo quy định pháp luật, cụ thể:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, “điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định này.”
Khoản 1 Điều 34 Luật An thực phẩm 2010 quy định như sau:
“Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;
b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”
Khoản 1 Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định:
“Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đáp ứng điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm và những quy định sau đây:
a) Phải thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát quá trình sản xuất và lưu thông phân phối nhằm bảo đảm mọi sản phẩm do cơ sở sản xuất đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố và an toàn đối với người sử dụng cho đến hết hạn sử dụng;
b) Đủ nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc được giao và được huấn luyện đào tạo kiến thức cơ bản về GMP, về an toàn thực phẩm và kiến thức chuyên môn liên quan. Trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận kiểm soát chất lượng phải là nhân sự chính thức, làm việc toàn thời gian cho cơ sở và độc lập với nhau. Người phụ trách chuyên môn của cơ sở phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành Y, Dược, Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm, Công nghệ thực phẩm và phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại lĩnh vực chuyên ngành có liên quan;
c) Hệ thống nhà xưởng, thiết bị và tiện ích phụ trợ được thiết kế, xây dựng, lắp đặt phù hợp với mục đích sử dụng, theo nguyên tắc một chiều, dễ làm vệ sinh, ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ nhầm lẫn, tránh tích tụ bụi bẩn, ô nhiễm và các yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến sản phẩm và thực hiện duy trì hoạt động vệ sinh hàng ngày;
d) Thực hiện và lưu đầy đủ hồ sơ, tài liệu về sản xuất, kiểm soát chất lượng, lưu thông phân phối để truy xuất được lịch sử mọi lô sản phẩm và hồ sơ ghi chép toàn bộ các hoạt động khác đã được thực hiện tại cơ sở;
đ) Mọi thao tác sản xuất phải thực hiện theo quy trình, hướng dẫn. Áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất để phòng, tránh nguy cơ nhầm lẫn, ô nhiễm, nhiễm chéo. Ghi chép kết quả ngay khi thực hiện thao tác hoặc ngay sau khi hoàn thành công đoạn sản xuất vào hồ sơ;
e) Có bộ phận kiểm soát chất lượng để bảo đảm sản phẩm được sản xuất theo các điều kiện, quy trình phù hợp và đáp ứng tiêu chuẩn đã thiết lập; các phép thử cần thiết đã được thực hiện; nguyên vật liệu không được duyệt xuất để sử dụng, sản phẩm không được duyệt xuất bán khi chưa được đánh giá đạt chất lượng theo yêu cầu; sản phẩm phải được theo dõi độ ổn định;
g) Trong trường hợp kiểm nghiệm hoặc sản xuất theo hợp đồng thì bên nhận hợp đồng phải có đủ nhà xưởng, trang thiết bị và nhân sự đáp ứng yêu cầu bên giao và tuân thủ quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền về điều kiện kiểm nghiệm hoặc sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
h) Có quy trình quy định giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm, hoạt động tự kiểm tra; thực hiện theo quy trình và ghi chép, lưu giữ đầy đủ hồ sơ đối với các hoạt động này.”
Tóm lại, cơ sở sản xuất thực phẩm cần đáp ứng các điều kiện được nêu tại các quy định trên để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Điều 3 Nghị định 67/2016/NĐ-CP quy định:
Theo đó, tổ chức, cá nhân chỉ cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại Nghị định trên thì sẽ được sản xuất thực phẩm mà không cần phải xin giấy phép sản xuất.Việc xin Giấy phép sản xuất thực phẩm thực chất là xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
Khoản 2 Điều này quy định trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cụ thể: Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở sản xuất thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2010, “tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.”
Mức xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm được quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định 115/2018/NĐ-CP - Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm. Hành vi vi phạm an toàn thực phẩm còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Theo quy định tại điểm d Khoản 5 Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010, nghiêm cấm sản xuất thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép. Như vậy, sản xuất thực phẩm có chứa tác nhân gây ô nhiễm chỉ bị cấm khi vượt quá giới hạn cho phép.
Theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe được xem là bảo đảm an toàn thực phẩm khi đáp ứng điều kiện về nhân lực như sau: “Đủ nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc được giao và được huấn luyện đào tạo kiến thức cơ bản về GMP, về an toàn thực phẩm và kiến thức chuyên môn liên quan. Trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận kiểm soát chất lượng phải là nhân sự chính thức, làm việc toàn thời gian cho cơ sở và độc lập với nhau. Người phụ trách chuyên môn của cơ sở phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành Y, Dược, Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm, Công nghệ thực phẩm và phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại lĩnh vực chuyên ngành có liên quan”.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Theo Điều 9 của Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm (Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 8-12-2005 của Bộ Y tế), cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm nghiệm định kỳ và đôn đốc kiểm nghiệm định kỳ về chất lượng đối với sản phẩm. Một trong các phiếu kết quả kiểm nghiệm định kỳ phải được thực hiện đối với sản phẩm gần hết hạn hoặc thậm chí vừa hết hạn để chứng minh thời hạn sử dụng đã công bố là đúng. Chế độ kiểm tra định kỳ như sau:
- 01 lần/03 năm đối với sản phẩm của cơ sở được cấp chứng chỉ GMP, GHP, HACCP hoặc hệ thống tương đương.
- 01 lần/năm đối với sản phẩm của cơ sở có phòng kiểm nghiệm, giám sát chất lượng thực phẩm tại cơ sở.
- 02 lần/năm đối với sản phẩm của cơ sở không có phòng xét nghiệm giám sát chất lượng thực phẩm.
- 04 lần/năm đối với sản phẩm của hộ kinh doanh tại gia đình.
Thời gian để cấp giấy phép sản xuất thực phẩm là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về sản xuất thực phẩm NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn