Trong quá trình hoạt động kinh doanh, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể duy trì sự phát triển bền vững. Khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, việc mở thủ tục phá sản có thể là giải pháp cuối cùng nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, người lao động và chính doanh nghiệp. Phá sản không chỉ đơn thuần là sự chấm dứt hoạt động kinh doanh mà còn là một quá trình pháp lý được quy định chặt chẽ theo Luật Phá sản.
Trong bài viết này, NPLAW sẽ làm rõ các quy định pháp luật hiện hành về mở thủ tục phá sản.
Hiện nay, thực trạng mở thủ phá sản của Việt Nam có một số đặc điểm sau:
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Trong đó, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. (Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014)
Theo đó, mở thủ tục phá sản được hiểu là người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến Tòa án nhân dân để ra quyết định tuyên bố phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Trình tự, thủ tục mở thủ tục phá sản doanh nghiệp theo Luật Phá sản 2014 cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Bước 2: Tòa án nhận đơn và xem xét đơn.
Bước 3: Tòa án thụ lý đơn và ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
Bước 4: Mở thủ tục phá sản. Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản và thông báo đến những người liên quan.
Bước 5: Hội nghị chủ nợ: Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất: Được xem xét là hợp lệ nếu có ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm tham gia. Nếu không, sẽ mở hội nghị lần thứ hai.
Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản căn cứ khoản 3 Điều 28 Luật Phá sản 2014 bao gồm:
- Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn bộ thời gian hoạt động;
- Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp, hợp tác xã mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;
- Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;
- Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).
Theo Điều 5 Luật Phá sản 2014, chủ thể có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:
1. Tài sản của doanh nghiệp khi mở thủ tục phá sản được xử lý như thế nào?
Trước khi thực hiện xử lý tài sản của doanh nghiệp khi doanh nghiệp phá sản thì doanh nghiệp phải tiến hành xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản, giá trị nghĩa vụ về tài sản được xác định như sau:
– Nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thực hiện ra quyết định mở thủ tục phá sản được xác định vào thời điểm ra quyết định mở thủ tục phá sản.
– Nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp được xác lập sau khi Tòa án nhân dân thực hiện ra quyết định mở thủ tục phá sản được xác định vào thời điểm ra quyết định tuyên bố phá sản.
– Trường hợp nghĩa vụ về tài sản không phải là tiền thì Tòa án nhân dân xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản đó bằng tiền.
Điều 54 Luật Phá sản 2014 quy định về thứ tự phân chia tài sản sau khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản, theo Điều này khi doanh nghiệp phá sản thì tài sản của doanh nghiệp được xử lý như sau:
– Thứ nhất, phân chia tài sản của doanh nghiệp: Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp được phân chia theo thứ tự sau:
+ Chi phí phá sản;
+ Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với những người lao động của doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản, các quyền lợi khác theo hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động (doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản) và người lao động đã ký kết với nhau và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;
+ Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích để doanh nghiệp phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm mà doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; các khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Lưu ý rằng, nếu giá trị tài sản của doanh nghiệp không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên đã nêu trên sẽ được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ mà doanh nghiệp nợ.
– Thứ hai, trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp bị phá sản sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
+ Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân;
+ Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
+ Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
+ Thành viên của Công ty hợp danh.
Tại Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định về người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, người lao động có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày doanh nghiệp có nghĩa vụ trả lương mà doanh nghiệp không trả. Trong đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cần phải có nội dung về tổng số tiền lương mà doanh nghiệp không trả cho người lao động.
Theo Khoản 4 Điều 5 Luật Phá sản 2014, khi công ty TNHH mất khả năng thanh toán thì trách nhiệm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có hai trường hợp như sau:
Trường hợp 01: Công ty TNHH mất khả năng thanh toán là công ty TNHH hai thành viên trở lên thì Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty có trách nhiệm gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Trường hợp 02: Công ty TNHH mất khả năng thanh toán là công ty TNHH một thành viên thì chủ sở hữu công ty có trách nhiệm gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Tại Điều 22 Luật Phá sản 2014 có quy định trường hợp người nộp đơn quy định tại khoản 2 Điều 5 và điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật này không phải nộp lệ phí phá sản.
Cụ thể những đối tượng được miễn nộp lệ phí phá sản khi yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề mở thủ tục phá sản. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ Luật sư chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn