Quy định của pháp luật về địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

Hiện nay, việc hộ kinh doanh tham gia kinh doanh không còn là câu chuyện xa lạ. Cùng với nhu cầu mở rộng và phát triển, việc tìm hiểu các quy định liên quan đến hộ kinh doanh, đặc biệt là địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh ngày càng được đẩy mạnh. Thông qua bài viết này, NPLaw sẽ đồng hành cùng Quý độc giả tìm hiểu các quy định pháp luật về địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh.

I. Thực trạng về địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh.

Kinh tế hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh là một lực lượng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện cả nước có khoảng hơn 5,5 triệu hộ kinh doanh, là khu vực kinh tế quan trọng, hằng năm đóng góp khoảng 30% trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tạo ra công ăn việc làm lớn cho xã hội.

Không những số lượng hộ kinh doanh trên cả nước vô cùng lớn mà thực trạng cũng như nhu cầu mở rộng địa điểm kinh doanh của từng hộ kinh doanh cũng tăng đáng kể so với thời kỳ trước. Để phát triển, mỗi hộ kinh doanh không chỉ giới hạn hoạt động kinh doanh tại một địa điểm nhất định. Do đó, nhu cầu mở thêm các địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh cũng như tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan rất được mọi người quan tâm.

II. Quy định pháp luật về địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh.

1. Địa điểm kinh doanh hộ kinh doanh là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 86 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh, cụ thể như sau:

"Điều 86. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh”.

Như vậy, địa điểm kinh doanh hộ kinh doanh được giải thích là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.

2. Cần lưu ý gì khi đặt tên địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh?

Theo Điều 88 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 88. Đặt tên hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;

b) Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện."

Theo đó, khi đặt tên hộ kinh doanh cần lưu ý tuân thủ các quy định, yêu cầu của pháp luật được ghi nhận tại Điều 88 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP nêu trên.

3. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 86 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:

"Điều 86. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại."

Như vậy, trong trường hợp thành lập địa điểm kinh doanh không phải trụ sở kinh doanh, hộ kinh doanh phải thông báo đến Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh. Hiện nay, pháp luật chưa ghi nhận quy trình thông báo chi tiết nên hộ kinh doanh có thể xem xét gửi văn bản thông báo một cách thuận tiện nhất để tuân thủ quy định pháp luật.

III. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh cá thể có được mở nhiều địa điểm kinh doanh không?

Theo khoản 2 Điều 86 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh, cụ thể như sau:

"Điều 86. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại."

Như vậy, hộ kinh doanh cá thể có thể mở nhiều địa điểm kinh doanh.

2. Thành lập địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh có được miễn thuế môn bài không?

Căn cứ quy định tại điểm b, điểm c khoản 8 Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 22/2020/NĐ-CP như sau:

“8. Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:

b) Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.

c) Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài”.

Như vậy, thành lập địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về miễn lệ phí môn bài như sau:

“Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:

1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống”.

Như vậy, trong năm đầu tiên hộ kinh doanh thành lập hoặc trong thời gian hộ kinh doanh hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống, địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài.

3. Lệ phí thực hiện thủ tục thay đổi địa điểm hộ kinh doanh là bao nhiêu?

Việc thay đổi địa điểm kinh doanh phải được tiến hành đăng ký thay đổi theo thủ tục đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh. Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 về “Danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh”, Thông tư số 85/2019/TT-BTC thì “Lệ phí đăng ký kinh doanh” thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, lệ phí thực hiện thủ tục thay đổi địa điểm hộ kinh doanh ở mỗi tỉnh có sự khác nhau do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng thông thường mức lệ phí vào khoảng 100.000 đồng.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLaw) về địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này hoặc các vấn đề pháp lý khác, … hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật TNHH Ngọc Phú để được tư vấn tận tình và nhanh chóng. 

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913 449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan