Thừa kế luôn là một trong những vấn đề pháp lý nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là các quyền lợi liên quan đến người được thừa kế trong gia đình. Di sản thừa kế của người mất để lại có thể được chia theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Khi chia di sản thừa kế, con cái là một trong những hàng thừa kế được ưu tiên.
Trong bài viết này, NPLAW sẽ tư vấn quy định pháp luật về con hưởng thừa kế nhé.
Quyền thừa kế của con được quy định rõ ràng trong Bộ luật Dân sự 2015 tại các điều liên quan đến hàng thừa kế, di chúc, và phân chia di sản.
Mặc dù quy định pháp luật đã đầy đủ, nhưng thực tế cho thấy một số vấn đề đáng chú ý:
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Như vậy, khi thừa kế theo pháp luật, con thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm con đẻ, con nuôi của người chết.
Các trường hợp con được hưởng thừa kế:
Theo Điều 621 Bộ luật Dân sự, các trường hợp con không được hưởng thừa kế bao gồm:
Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 thì người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Theo như quy định trên, thì thai nhi đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết thì vẫn được hưởng di sản thừa kế như những người thừa kế cùng hàng thừa kế khác.
Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, dù không có tên trong di chúc nhưng con chưa thành niên vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.
Căn cứ Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người lập di chúc, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho ai mà muốn. Theo đó, cha mẹ có thể không để lại di sản thừa kế cho con mà để lại cho người khác được.
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015, con chưa thành niên hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động mặc dù không được thừa kế di sản theo di chúc hợp pháp thì vẫn được hưởng bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.
Theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp con của người để lại di sản chết trước với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Cũng theo quy định này, vợ của người chết sẽ không được hưởng phần di sản thừa kế do cha mẹ chồng để lại khi chia thừa kế theo pháp luật. Thay vào đó, con của người này sẽ được thừa kế kế vị, cụ thể là sẽ được hưởng phần di sản mà nếu chồng của người này thì sẽ được hưởng.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề con hưởng di sản thừa kế. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ Luật sư chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn