Công ty cổ phần sản xuất bia đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Các công ty sản xuất bia đóng góp vào GDP quốc gia thông qua việc sản xuất và tiêu thụ bia và thông qua các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, và thuế tiêu thụ đặc biệt. Không chỉ vậy, các công ty này tạo ra nhiều cơ hội việc làm trực tiếp trong quá trình sản xuất và gián tiếp qua các ngành liên quan như vận chuyển, phân phối, và bán lẻ.
Vậy thực trạng liên quan đến Công ty cổ phần sản xuất bia hiện nay như thế nào? Các quy định pháp luật liên quan đến Công ty cổ phần sản xuất bia và những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến Công ty cổ phần sản xuất bia?
Nhu cầu thành lập công ty cổ phần sản xuất bia ngày càng tăng do sự phát triển của thị trường bia tại Việt Nam. Việc thành lập một công ty cổ phần sản xuất bia không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ bia trong nước mà còn tạo cơ hội xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu bia Việt trên thị trường quốc tế.
Công ty cổ phần sản xuất bia là một loại hình doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Căn cứ Luật doanh nghiệp 2020 và Điều 36, 37 Nghị định 77/2016/NĐ-CP bị bãi bỏ bởi điểm a, b, c, d, đ khoản 10, khoản 11 Điều 18 Nghị định 08/2018/NĐ-CP; khoản 8, khoản 9 Điều 11, điểm a, b khoản 13, khoản 14 Điều 10 Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì điều kiện thành lập công ty cổ phần sản xuất bia bao gồm:
Phần I: Thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất bia
Bước 1. Chuẩn bị thông tin thành lập công ty: Chọn loại hình doanh nghiệp, Tên doanh nghiệp, Địa chỉ trụ sở, Vốn điều lệ, Ngành nghề kinh doanh
Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ : Căn cứ điều 23 Nghị định 01/2021/NP-CP
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Danh sách thành viên đối với công ty cổ phần
Bước 3. Nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:
Bước 4. Nhận kết quả thủ tục thành lập công ty sản xuất bia
Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp liên hệ phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.
Bước 5: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp
Bước 6: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh
Phần II: Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Căn cứ theo Điều 36 Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP gồm các giấy tờ sau đây:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Bước 2. Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc Bộ Công Thương.
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tài liệu trong hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần sản xuất bia phải được lập bằng tiếng Việt. Nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài, cần kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt.
Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần sản xuất bia có là người nước ngoài. Miễn là người này đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và được cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
Công ty cổ phần sản xuất bia phải nộp các loại thuế chính bao gồm:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện công ty cổ phần sản xuất bia:
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan công ty cổ phần sản xuất bia NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn