Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập đồng thời chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng được thành lập hộ kinh doanh mà phải đáp ứng đủ điều kiện pháp luật quy định. Liệu pháp luật cho phép người nước ngoài thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam? NPLaw sẽ giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về người nước ngoài thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam thông qua bài viết dưới đây
Với mục đích kinh doanh với quy mô nhỏ, dễ dàng quản lý thì mô hình hộ kinh doanh quả thực là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Cùng với quy mô dưới 10 lao động, ngành nghề kinh doanh chủ yếu tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản, khai khoáng… mô hình này thu hút cả người nước ngoài muốn thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, các rào cản pháp lý khi thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam đòi hỏi người nước ngoài phải nắm rõ.
Theo quy định của pháp luật thì cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ một số trường hợp luật quy định. Như vậy, để được thành lập hộ kinh doanh, cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình cần là công dân Việt Nam. Theo Khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch 2008, người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. Theo đó, người nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam không được thành lập hộ kinh doanh.
Việc ủy quyền này sẽ thông qua hợp đồng ủy quyền theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015. Cụ thể, bên uỷ quyền là người nước ngoài muốn thành lập hộ kinh doanh, còn bên nhận uỷ quyền là công dân Việt Nam có đầy đủ điều kiện thành lập hộ kinh doanh.
Trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh là người được uỷ quyền. Người nước ngoài hoàn toàn có thể là người quản lý và điều hành hộ kinh doanh, hưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh đó. Những nội dung này sẽ được thể hiện trong hợp đồng uỷ quyền.
Như vậy, người nước ngoài không thể thành lập hộ kinh doanh ở Việt Nam nhưng họ có thể ủy quyền cho người có quốc tịch Việt Nam và có quyền điều hành quản lý và hưởng mọi quyền lợi như chủ hộ kinh doanh.
Điều kiện để được thành lập hộ kinh doanh, cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình cần là công dân Việt Nam. Như vậy, người nước ngoài có thể nhập quốc tịch Việt Nam để được thành lập hộ kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam theo Điều 19 Luật Quốc tịch 2018, cụ thể:
Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh cụ thể gồm những đặc điểm chính sau:
Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, nhà làm luật không cho phép người nước ngoài thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam.
Số lượng hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể: 01 bộ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp không được phép thành lập doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020. Đồng thời, cá nhân có quốc tịch nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được coi là nhà đầu tư nước ngoài theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020. Luật Doanh nghiệp không có quy định giới hạn loại hình doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, nhà đầu tư có thể lựa chọn:
Tại Khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm. Như vậy, người nước ngoài được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài khi kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
IV.Dịch vụ tư vấn pháp lý về người nước ngoài thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về người nước ngoài thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn