Quy định về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất là một quyền cơ bản của người sử dụng đất. Người sử dụng đất được phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất của họ. Đối với chủ thể là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định như thế nào? Trong bài viết này, NPLaw sẽ phân tích một số quy định về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 

Tổ chức kinh tế là chủ thể sử dụng đất quan trọng trong chính sách pháp luật về đất đai của nhà nước, đặc biệt là các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong các chính sách pháp luật đất đai đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong những điều được doanh nghiệp quan tâm hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng đất đai của các doanh nghiệp.

Theo điểm b khoản 2 Điều 185 Luật đất đai năm 2013, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thuộc trường hợp trả tiền thuê đất, thuê lại đất một lần cho cả thời gian thuê, thuê lại thì có các quyền quy định tại Điều 174, trong đó có quyền “chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất”.

Có thể hiểu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc một doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất của doanh nghiệp đó cho một chủ thể khác thông qua hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Hồ sơ để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển nhượng quyền sử dụng đất​​​​​​​

Hồ sơ để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;
  • Đơn xin chấp thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Trích đo thửa đất;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng;
  • Biên bản họp/nghị quyết/quyết định của doanh nghiệp.
  • Hợp đồng chuyển nhượng.

Trong các tình huống cụ thể, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu bổ sung các giấy tờ và tài liệu khác liên quan đến việc chuyển nhượng tùy theo quy định cụ thể của khu vực, địa phương.

Bước 1: chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật

Bước 2: nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai 

Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai xem xét hồ sơ 

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ: gửi thông tin đến cơ quan thuế để xác định và thông báo nghĩa vụ tài chính với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh.

Bước 4: Trả kết quả

  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính.
  • Xác nhận nội dung biến động trên Giấy chứng nhận hoặc trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất theo quy định.

Thủ tục để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng để sử dụng làm văn phòng làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo đúng công năng sử dụng của nhà, công trình xây dựng đó”.

Ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau: 

  • Được Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp đang sử dụng đất có nguồn gốc được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê mà giá trị quyền sử dụng đất đã được vốn hóa vào vốn của doanh nghiệp, trừ trường hợp chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp.

Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn làm làm trụ sở thì doanh nghiệp phải mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng để sử dụng làm văn phòng làm việc hoặc được nhận quyền sử dụng đất thông qua các trường hợp nêu trên.

Theo khoản 3 Điều 126 Luật đất đai năm 2013, thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án tại Việt Nam như sau: 

  • Thời hạn giao đất, cho thuê đất được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.
  • Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm.
  • Đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê mua thì thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án; người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài.

Như vậy, thời hạn sử dụng sử dụng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xem xét dựa trên dự án đầu tư theo quy định nêu trên.

/upload/images/dau-tu/hinh-3-luat-su-tu-van-ve-doanh-nghiep-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai-chuyen-nhuong-qsdd-min.jpg​​​​​​​

Căn cứ khoản 1 Điều 133 Luật đất đai năm 2013: “Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối thì được Nhà nước xem xét cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư”.

Căn cứ Điều 183 Luật đất đai năm 2013, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp thì được nhà nước xem xét cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.

Theo khoản 1 Điều 191 Luật đất đai năm 2013 về các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất: “1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.”

Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép tặng cho quyền sử dụng đất.

Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng.

Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan