Các doanh nghiệp thực phẩm đặt mục tiêu chất lượng đều hướng tới xây dựng một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm chuẩn mực quốc tế. Vậy làm sao để hiểu thế nào là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và những vấn đề liên quan xoay quanh về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là một tài liệu quan trọng trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm, nhằm đảm bảo rằng các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Để được cấp giấy chứng nhận này, cơ sở phải trải qua quá trình kiểm tra, đánh giá về các yếu tố như cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy trình sản xuất, và nhân lực. Giấy chứng nhận không chỉ giúp cơ sở khẳng định uy tín với khách hàng, mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, ngăn chặn các nguy cơ liên quan đến thực phẩm không an toàn. Việc duy trì và nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mỗi cơ sở, nhằm đảm bảo rằng người tiêu dùng luôn nhận được sản phẩm an toàn và chất lượng.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tên đầy đủ là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy chứng nhận VSATTP) còn được mọi người gọi tắt với các tên khác như: giấy phép an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hay giấy vệ sinh an toàn thực phẩm…
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Do đó, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì hộ kinh doanh, doanh nghiệp và các đơn vị phụ thuộc đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống bắt buộc phải làm thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm.
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm không chỉ là căn cứ pháp lý để cơ sở kinh doanh thực phẩm chứng minh sản phẩm của mình an toàn, không ảnh hưởng sức khỏe khách hàng mà còn là công cụ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát và quản lý về an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm còn là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp thực hiện thủ tục công bố sản phẩm, làm hồ sơ xin giấy phép bán buôn rượu hoặc mở siêu thị mini…
3. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Tại Khoản 1 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010 thì hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
Căn cứ Điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
Như vây, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hiệu lực trong 03 năm, trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì bạn phải tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.
Căn cứ theo Điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định: Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh,…
Ngoài ra Giấy chứng nhận bị mất, bị hỏng; thay đổi địa điểm kinh doanh; thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở cũng có thể xin cấp lại Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy trong các trường hợp trên tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải thực hiện thủ tục đăng ký lại.
Căn cứ Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
Theo đó, trường hợp cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận sau thì không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Như vậy, Giấy chứng nhận GMP có thể được dùng để thay thế Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về các trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
Căn cứ theo quy định trên, có thể đối chiếu xem có phải trường hợp được miễn hay không, nếu không thuộc diện tại điều này mà có hoạt động kinh doanh thực phẩm thì phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, theo đó các cơ sở sau đây sẽ không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động. Đối với các trường hợp nêu trên thì pháp luật không yêu cầu phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, các cơ sở thuộc diện không phải cấp giấy chứng nhận này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn