Sức khỏe sinh sản là một trong những vấn đề quan trọng, cần chú ý trong cuộc sống. Hiện nay, nhu cầu tìm hiểu, khám, điều trị các vấn đề về sức khỏe sinh sản ở nam giới được nhiều người quan tâm và tăng theo thời gian. Trong bài viết dưới đây, NPLaw gửi đến bạn đọc một số quy định về phòng khám hiếm muộn theo pháp luật hiện hành.
Tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nam giới là vấn đề nhiều cặp vợ chồng lo ngại. Vấn đề này không chỉ làm ảnh hưởng cuộc sống gia đình mà còn làm giảm sút dân số khi tỷ lệ sinh giảm. Việc thành lập phòng khám về chuyên khoa nam học đủ chất lượng, trình độ chuyên môn của y, bác sĩ để đáp ứng nhu cầu xã hội cũng tăng theo. Trong đó, phòng khám hiếm muộn là một phòng khám chuyên khoa nam học, đóng vai trò tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị bệnh về sinh sản đối với nam giới.
Phòng khám hiếm muộn là một cơ sở khám, chữa bệnh về chuyên khoa nam học được thành lập theo quy định pháp luật. Doanh nghiệp muốn thành lập phòng khám hiếm muộn thì phải được đăng ký kinh doanh và được cấp Giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa.
Để mở phòng khám hiếm muộn, cá nhân, tổ chức cần thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh và có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp. Khi đăng ký kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ và các thông tin cần thiết như: tên công ty, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, hình thức tổ chức, người đại diện theo pháp luật và các thông tin khác có liên quan theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp thì thành phần hồ sơ nêu trên sẽ có sự thay đổi tương ứng với loại hình đó theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Để phòng khám hiếm muộn được đi vào hoạt động, cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ và nộp phí, lệ phí
Bước 2: Nhận kết quả
Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động về Sở Y tế;
Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định cho người đề nghị
Bước 3: Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở xin cấp Giấy phép hoạt động:
Bước 4: Trả Giấy phép hoạt động cho cơ sở.
Theo quy định hiện nay, việc khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động là hành vi bị cấm theo khoản 2 Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.
Điểm a khoản 6 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định, hành vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc tại địa điểm không được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Theo khoản 4 Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, hành vi thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động là hành vi bị cấm. Hành vi này sẽ bị xử phạt như sau:
Như vậy, pháp luật hiện nay không cho phép hành vi cho thuê bằng để mở phòng khám hiếm muộn.
Theo Điều 48 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp:
Giấy phép hoạt động được cấp không đúng thẩm quyền;
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 43 của Luật này;
Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không hoạt động.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạm dừng hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc chấm dứt hoạt động.
Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì phòng khám hiếm muộn sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động.
Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về phòng khám hiếm muộn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng.
Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn