Tàng trữ hàng cấm là hành vi vi phạm pháp luật. Vấn nạn này gây nhiều phẫn nộ trong xã hội, cần có biện pháp điều tra, xử lý triệt để. Đồng thời, cần tuyên truyền đến người dân nhằm nâng cao hiểu biết pháp lý, phòng chống hành vi tàng trữ hàng cấm. Vậy quy định pháp luật hiện hành về việc xử lý tội tàng trữ hàng cấm như thế nào, hãy cùng NPLAW tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nhiều năm trở lại đây, tội phạm về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán ngày càng phức tạp. Đặc biệt là tàng trữ hàng cấm. Các cơ quan ban ngành đã có nhiều biện pháp phòng chống và xử lý vi phạm, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.
Cụ thể theo thông tin đăng trên Cổng thông tin điện tử Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An ngày 24/05/2023 thống kế số liệu từ 2019 –2022 như sau:
Năm 2019: Khởi tố, truy tố và xét xử 12 vụ về tội “Buôn bán hàng cấm” và tội “Tàng trữ hàng cấm”, thu giữ 305,907 kg pháo.
Năm 2020: Khởi tố, truy tố và xét xử 08 vụ về tội “Buôn bán hàng cấm” và tội “Tàng trữ hàng cấm”, thu giữ 711,6 kg pháo.
Năm 2021: Khởi tố, truy tố và xét xử 17 vụ về tội “Buôn bán hàng cấm” và tội “Tàng trữ hàng cấm”, thu giữ 1292,469 kg pháo.
Năm 2022, tại địa bàn huyện Nghi Lộc xảy ra 29 vụ về tội “Buôn bán hàng cấm” và tội “Tàng trữ hàng cấm”, thu giữ 7.200 kg pháo.
Đây chỉ là những con số tại một tỉnh nói riêng và tội phạm này vẫn đang tăng, gây nên nhiều vấn đề nhức nhối cho xã hội. Do đó, hoạt động điều tra xử lý cần nghiêm khắc hơn. Đồng thời, các hoạt động phòng chống cần được tuyên truyền rộng rãi để người dân có thêm hiểu biết về loại tội phạm này.
Hiện nay chưa có quy định nào của pháp luật định nghĩa về hàng cấm, tuy nhiên hàng cấm có thể hiểu là những mặt hàng bị Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Các hàng hóa này bị cấm do gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, kinh tế, xã hội và môi trường.
Theo khoản 1 Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 41 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định các hàng hóa bị cấm tàng trữ như:
Tàng trữ hàng cấm, được hiểu là hành vi cất giữ hay cất giấu hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam để không ai biết và việc cất giấu này không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, không chỉ bị phạt tiền mà còn có thể bị phạt tù.
Theo Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 41 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội tàng trữ hàng cấm như sau:
- Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Pháp nhân thương mại phạm tội tàng trữ hàng cấm thì bị phạt như sau:
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 41 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
“1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
b) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao”
Theo quy định trên nếu tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu với số lượng 2500 bao thì có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 41 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
“1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít”
Như vậy, trữ 60 lít thuốc bảo vệ thực vật trong xưởng trong trường hợp 60 lít thuốc bảo vệ thực vật này là thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng thì phạm tội tàng trữ hàng cấm theo quy định pháp luật.
Cất giữ 30kg pháo nổ trong nhà có thể xem là hành vi phạm tội tàng trữ hàng cấm và có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm theo điểm c khoản 1 Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 41 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Tàng trữ hàng hóa cấm được hiểu là hành vi cất giữ hàng cấm bằng bất kỳ hình thức nào. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, không chỉ bị phạt tiền mà có thể bị phạt tù. Do đó, tàng trữ hàng hóa cấm cho mục đích cá nhân là không được, vẫn bị phạm tội tàng trữ hàng cấm theo Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề luật, tham gia tư vấn và tranh tụng nhiều vụ việc liên quan đến tội phạm hình sự bao gồm cả tội tàng trữ hàng cấm. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) là một trong những công ty Luật uy tín, với kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực pháp lý, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn