Tìm hiểu về hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Hiện nay, việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đang diễn ra phổ biến. Việc này có cần phải lập hợp đồng không. Pháp luật quy định như thế nào. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Thực trạng hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hiện nay 

I. Thực trạng hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hiện nay 

Hiện nay, việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua hợp đồng lao động đã trở thành một thực tế phổ biến tại Việt Nam. Bởi, Việt Nam đã tăng cường xuất khẩu lao động trong những năm gần đây, với hàng trăm ngàn người lao động được gửi đi làm việc ở các quốc gia như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia và các quốc gia Trung Đông. Theo đó, người lao động sẽ ký kết hợp đồng lao động với công ty hoặc tổ chức môi giới để đi làm việc ở nước ngoài. Hợp đồng này sẽ quy định các điều kiện làm việc, lương bổng, quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên. Thông thường, họ sẽ thực hiện các công việc liên quan đến các ngành công việc phổ biến cho người lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài như: xây dựng, chăm sóc sức khỏe, chế biến thực phẩm, dịch vụ khách sạn và lao động phổ thông.

II. Quy định pháp luật liên quan hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 

Quy định pháp luật liên quan hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 

1. Thế nào là hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được hiểu là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với người lao động về quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Các chủ thể trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Điều 14 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH, các chủ thể trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ (có thể là tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đơn vị sự nghiệp).

3. Quy định về nội dung, hình thức của hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 

- Hình thức: Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ phải theo Mẫu số 03 Phụ lục 01. Do vậy, về hình thức, bắt buộc bằng văn bản.

- Nội dung: 

+ Với hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, có những nội dung sau đây: Thời hạn làm việc; ngành, nghề công việc phải làm; nước, vùng lãnh thổ người lao động đến làm việc, địa điểm làm việc; giáo dục định hướng trước khi đi làm việc; điều kiện, môi trường làm việc; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn, vệ sinh lao động; tiền lương và tiền thưởng (nếu có), tiền làm thêm giờ, các khoản khấu trừ từ lương (nếu có); điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở tới nơi làm việc; trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại; chế độ khám bệnh, chữa bệnh và quyền lợi, chế độ khác (nếu có); quyền lợi, chế độ của người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ khác; việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp; thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội. 

+ Với hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và đơn vị sự nghiệp, có những nội dung sau đây: Thời hạn làm việc; ngành, nghề công việc phải làm; nước đến làm việc, địa điểm làm việc; giáo dục định hướng trước khi đi làm việc; bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ (nếu có); chi phí người lao động phải trả trước khi đi; điều kiện, môi trường làm việc; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn, vệ sinh lao động; tiền lương và tiền thưởng (nếu có), tiền làm thêm giờ, các khoản khấu trừ từ lương (nếu có); điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở tới nơi làm việc; trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại; chế độ khám bệnh, chữa bệnh và quyền lợi, chế độ khác (nếu có); chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; ký quỹ, bảo lãnh để thực nghĩa vụ của hợp đồng (nếu có); việc thanh lý hợp đồng; cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp; thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Cơ sở pháp lý: khoản 2, 3 Điều 14 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH.

III. Các thắc mắc liên quan đến hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 

1. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thỏa thuận miệng được không? 

Theo quy định Điều 14 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải theo mẫu, do vậy, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không có hiệu lực nếu thỏa thuận miệng. 

2. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có phải ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ không? 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải thỏa thuận rõ quyền, nghĩa vụ của mỗi bên và phù hợp với nội dung của hợp đồng cung ứng lao động; ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ và chi phí khác của người lao động (nếu có). Vì vậy, tiền dịch vụ (tiền lương) là yếu tố phải thỏa thuận trong hợp đồng này.

3. Mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ phải theo Mẫu số 03 Phụ lục 01 của Thông tư này.

Mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 

4. Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài giải thể có phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng với người lao động không? 

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 28 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài giải thể vẫn phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng với người lao động, cụ thể như sau:

+ Hoàn thành mọi nghĩa vụ trong hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực và thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; 

+ Hoặc hoàn thành việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ có liên quan đến hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho doanh nghiệp dịch vụ khác có Giấy phép sau khi đã thống nhất với bên nước ngoài tiếp nhận lao động và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận.

+ Báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài và phương án thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực và văn bản thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ tiếp nhận quyền, nghĩa vụ trong trường hợp chuyển giao quyền, nghĩa vụ có liên quan đến hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Từ quy định trên, doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài giải thể vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng với người lao động theo như phân tích ở trên.

5. Doanh nghiệp dịch vụ có thể giao việc ký kết hợp đồng môi giới đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho chi nhánh thực hiện không? 

Theo quy định tại Điều 17 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không thể giao cho chi nhánh ký hợp đồng môi giới với người lao động được.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Trên đây là những thông tin xoay quanh về hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968 

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan