TRÌNH TỰ CÔNG NHẬN PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI

Phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp thương mại và chấm dứt tố tụng trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp. Vậy, trình tự công nhận phán quyết của trọng tài là gì? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết này. 

/upload/images/hinh-anh-1(9).jpeg 

I. Tìm hiểu về phán quyết của trọng tài hiện nay

Tìm hiểu về phán quyết của trọng tài như sau: 

1. Phán quyết trọng tài là gì?

Theo khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010, phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.

Theo Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010, nguyên tắc ra phán quyết được quy định như sau:

- Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.

- Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.

2. Nguyên tắc để ra phán quyết trọng tài

Theo quy định tại Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về nguyên tắc ra phán quyết như sau:

- Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.

- Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.”

Theo đó khi ban hành phán quyết trọng tài, các thành viên Hội đồng trọng tài sẽ biểu quyết và phán quyết sẽ được lập dựa trên đa số phiếu. Phán quyết đa số sẽ là phán quyết có hiệu lực ràng buộc đối với các Bên tranh chấp. Bên cạnh đó, Điều 60 còn dự liệu trong trường hợp biểu quyết không đạt được đa số với việc quy định tại khoản 2 rằng phán quyết sẽ được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng Trọng tài.

 Như vậy, nguyên tắc “biểu quyết” đa số theo Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010 còn có thể hiểu thêm rằng mỗi trọng tài viên được các bên chỉ định sẽ có 01 “phiếu”, và chủ tịch Hội đồng trọng tài sẽ có hơn “1 phiếu” trong quá trình biểu quyết. Cơ chế nguyên tắc đa số theo Điều 60 LTTTM là tối ưu và tương đồng với luật trọng tài của một số quốc gia như Đạo luật Trọng tài 1996 của Anh, Luật Trọng tài Thụy Sỹ…

/upload/images/hinh-anh-2(7).jpeg

II. Trình tự, thủ tục công nhận phán quyết của trọng tài

Khoản 1 Điều 451 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài  là 3 năm, kể từ ngày phán quyết của Trọng tài nước ngoài  có hiệu lực pháp luật.

Trong 3 năm, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan để yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết đó.

Trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn quy định tại thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn.

III. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến phán quyết trọng tài

1. Phán quyết của trọng tài nào được xem xét công nhận tại Việt Nam?

Phán quyết của Trọng tài nước ngoài quy định được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành.

2. Chủ thể nào có quyền yêu cầu công nhận phán quyết của trọng tài?

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 35, điểm b khoản 1 Điều 37, điểm a khoản 3 Điều 38 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án có thẩm quyền xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài là Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

3. Phán quyết của trọng tài có thể bị Tòa án tuyên hủy hay không?

Các bên trong tranh chấp thương mại có quyền gửi đơn đến Tòa án để yêu cầu hủy phán quyết của Hội đồng trọng tài, tuy nhiên cần lưu ý đến chứng cứ chứng minh phán quyết này không đúng. Muốn hủy phán quyết trọng, người yêu cầu phải làm đơn theo quy định tại Điều 70 Luật Trọng tài thương mại 2010.

4. Vụ án tranh chấp thương mại giữa hai người Việt Nam tại Singapore đã được giải quyết bằng phán quyết của Trọng tài thì Tòa án Việt Nam có thể tiếp tục thụ lý và giải quyết không?

Theo Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam đối với các vụ án tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:

- Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

- Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;

- Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;

- Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

- Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;

- Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.

Trên đây là những thông tin xoay quanh phán quyết của trọng tài. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về phán quyết của trọng tài, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan