Tư vấn hợp đồng chuyển nhượng văn phòng

Tư vấn hợp đồng chuyển nhượng văn phòng

Hợp đồng chuyển nhượng văn phòng là một loại hợp đồng pháp lý quan trọng, được sử dụng khi một bên muốn chuyển nhượng quyền thuê hoặc sở hữu văn phòng cho bên khác. Hợp đồng này thường bao gồm các điều khoản chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, đảm bảo rằng quá trình chuyển nhượng diễn ra minh bạch và hợp pháp.

I. Vai trò của hợp đồng chuyển nhượng văn phòng

Hợp đồng chuyển nhượng văn phòng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một không gian làm việc từ một bên (chủ sở hữu) sang bên khác (người nhận chuyển nhượng). Dưới đây là một số vai trò chính của hợp đồng này:

  • Xác nhận quyền sở hữu: Hợp đồng chuyển nhượng là văn bản pháp lý xác nhận việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng văn phòng từ bên chuyển nhượng sang bên nhận chuyển nhượng.
  • Bảo vệ quyền lợi các bên: Hợp đồng giúp bảo vệ quyền lợi của cả hai bên bằng cách ghi rõ các điều khoản về giá chuyển nhượng, phương thức thanh toán, và các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
  • Đảm bảo tính pháp lý: Hợp đồng chuyển nhượng phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo rằng quá trình chuyển nhượng diễn ra hợp pháp và minh bạch.
  • Giảm thiểu rủi ro pháp lý: Việc có một hợp đồng chuyển nhượng rõ ràng và chi tiết giúp giảm thiểu các rủi ro pháp lý có thể phát sinh trong quá trình chuyển nhượng.
  • Quản lý tài sản hiệu quả: Hợp đồng chuyển nhượng giúp các doanh nghiệp quản lý tài sản của mình một cách hiệu quả hơn, đặc biệt khi cần thay đổi địa điểm kinh doanh hoặc mở rộng hoạt động.

II. Quy định pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng văn phòng

1. Hợp đồng chuyển nhượng văn phòng là gì?

Hợp đồng chuyển nhượng văn phòng là một loại hợp đồng trong đó một bên (bên chuyển nhượng) chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng văn phòng cho bên khác (bên nhận chuyển nhượng). Hợp đồng này thường bao gồm các điều khoản về giá cả, phương thức thanh toán, thời gian chuyển nhượng, và các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.

2. Nội dung cần có trong hợp đồng chuyển nhượng văn phòng

Hợp đồng chuyển nhượng văn phòng cần bao gồm các nội dung chính sau đây để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên:

  • Thông tin các bên:
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế, số tài khoản ngân hàng của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
  • Đại diện pháp luật của các bên, chức vụ và thông tin liên hệ.
  • Thông tin văn phòng chuyển nhượng:
  • Tên và địa chỉ trụ sở của văn phòng.
  • Danh sách các công chứng viên hợp danh (nếu có).
  • Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán:
  • Giá trị chuyển nhượng.
  • Phương thức thanh toán (chuyển khoản hoặc tiền mặt).
  • Thời hạn thanh toán.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên:
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng.
  • Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng.
  • Điều khoản về thuế và lệ phí:
  • Trách nhiệm nộp thuế và các lệ phí liên quan đến việc chuyển nhượng.
  • Điều khoản về bàn giao:
  • Thời gian và cách thức bàn giao văn phòng và các tài liệu liên quan.
  • Biên bản bàn giao tài liệu và tài sản.
  • Điều khoản về giải quyết tranh chấp:
  • Phương thức giải quyết tranh chấp (thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án).
  • Các điều khoản khác:
  • Hiệu lực của hợp đồng.
  • Điều kiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
  • Điều khoản bất khả kháng.

3. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng văn phòng

Theo Mẫu Va Phụ lục V ban hành kèm Nghị định 96/2024/NĐ-CP quy định hợp đồng mẫu về chuyển nhượng văn phòng, cụ thể:

III. Giải đáp một số câu hỏi về hợp đồng chuyển nhượng văn phòng

1. Hợp đồng chuyển nhượng văn phòng cần công chứng không

Theo điểm a khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024, Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng văn phòng phải công chứng hoặc chứng thực nếu các bên tham gia giao dịch là cá nhân; còn nếu ít nhất một bên tham gia giao dịch là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì việc công chứng, chứng thực tùy thuộc vào yêu cầu của các bên.

2. Hợp đồng chuyển nhượng văn phòng bị vô hiệu khi nào

Theo Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015, Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác; Điều 117 Bộ luật này quy định như sau:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy, theo các quy định trên, hợp đồng chuyển nhượng văn phòng có thể bị vô hiệu trong các trường hợp sau:

  • Không đủ điều kiện về năng lực hành vi dân sự: Nếu một trong các bên tham gia hợp đồng không có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
  • Mục đích và nội dung vi phạm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội: Hợp đồng có mục đích hoặc nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội.

  • Không tự nguyện: Một trong các bên tham gia hợp đồng không tự nguyện, bị ép buộc hoặc lừa dối.
  • Hình thức không đúng quy định: Hợp đồng không tuân thủ về hình thức theo quy định của pháp luật, chẳng hạn như không được lập thành văn bản hoặc không được công chứng, chứng thực khi pháp luật yêu cầu.

3. Hợp đồng chuyển nhượng văn phòng có thể viết tay được không

Theo khoản 1 Điều 502 Bộ luật Dân sự 2015, Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng văn phòng có thể được tạo lập bằng cách viết tay hoặc soạn thảo văn bản.

4. Văn phòng mới đi vào hoạt động thì có được chuyển nhượng không?

Theo khoản 1 Điều 42 Luật Đất đai 2024 quy định, Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

d) Trong thời hạn sử dụng đất;

đ) Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

Như vậy, văn phòng mới đi vào hoạt động được phép chuyển nhượng nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về hợp đồng chuyển nhượng văn phòng

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về hợp đồng chuyển nhượng văn phòng mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến thủ tục thực hiện cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan