Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu được hiểu là các hành vi sao chép, thiết kế tương tự gây nhầm lẫn, sử dụng trái phép toàn bộ hoặc một phần của nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu đó.
Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về thực trạng vi phạm nhãn hiệu hiện nay cũng như là tìm hiểu hướng xử lý trong trường hợp nhãn hiệu bị vi phạm.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu có thể được xem là một trong những “công cụ” hữu hiệu mang lại thương hiệu cho tổ chức/cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Vì thế mà ngày nay ngày càng có nhiều người chú trọng vào việc đăng ký nhãn hiệu để hạn chế các tình trạng sử dụng trái phép hoặc thiết kế tương tự, gây nhầm lẫn đến chính sản phẩm của mình và tạo một cơ sở pháp lý vững chức để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm.
Thực tế hiện nay, dù đã có hành lang pháp lý liên quan đến việc bảo vệ các tài sản sở hữu trí tuệ nhưng các hành vi vi phạm vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn trước. Các hành vi sản xuất, nhập khẩu, quảng cáo các hàng hóa kém chất lượng và gắn các nhãn hiệu giả mạo đang ngày càng có chiều hướng gia tăng và được thực hiện một cách tinh vi hơn trước.
Xuất phát từ khả năng phân biệt giữa các sản phẩm gắn nhãn hiệu hợp pháp và các sản phẩm các nhãn hiệu giả mạo không cao, từ đó tạo tiền đề cho các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu ngày một tăng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005, các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bao gồm:
“a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”
Hiện nay, vi phạm nhãn hiệu thường gặp phổ biến nhất có thể kể đến là “Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ”
Theo nội dung bản án số : 01/2019/KDTM-PT Ngày 09 - 01 - 2019 V/v tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ:
Ngày 25/8/2008, nguyên đơn Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đ được Cục S cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 107919 đối với nhãn hiệu “Asano, hình”. Ngày 07/3/2014, bị đơn Công ty Cổ phần điện tử A Việt Nam được Cục S cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 221067 đối với nhãn hiệu “Asanzo”. Tại Kết luận giám định sở hữu công nghiệp số NH335-15YC/KLGĐ ngày 18/8/2015 của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ xác định: Dấu hiệu “Asanzo, hình” được gắn trên giao diện trang web có địa chỉ http://asanzo.com.vn, sản phẩm tivi, nồi cơm điện, nồi áp suất, bình đun siêu tốc, biển hiệu và trên xe tải có dấu hiệu trùng hoặc tương tự, là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Asano, hình” của Công ty Đ.
Tại Văn bản số 3374/SHTT-TTKN ngày 06/5/2016, Cục S - Bộ Khoa học và Công nghệ xác định: “Tuy có sự khác biệt ở màu sắc, các chữ cái là phụ âm (thêm chữ Z) và chữ “A” được trình bày đủ nét, nhưng kết hợp chữ và hình trên vẫn tạo thành tổng thể có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ”. Từ đó, Cục S - Bộ Khoa học và Công nghệ kết luận hành vi của bị đơn là xâm phạm quyền nhãn hiệu theo Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ.
Đầu tiên, chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ xác định có hay không có hành vi xâm phạm dựa vào các nội dung sau. Căn cứ Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, các hành vi sau đây được xem là hành vi xâm phạm nếu đủ các căn cứ sau:
Sau đó, căn cứ theo Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP xem xét các yếu tố xâm phạm đến nhãn hiệu như sau:
Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu:
Ngoài ra, chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu cũng cần căn cứ vào Điều 13 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN để xem xét các căn cứ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của dấu hiệu với nhãn hiệu đang được bảo hộ và một số hướng dẫn cụ thể về việc xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng.
Căn cứ theo Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 thì các hành vi xâm phạm nhãn hiệu sau đây sẽ bị xử phạt hành chính:
Về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tại Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP đã quy định nhiều mức phạt tiền với từng mức độ, từng hành vi vi phạm khác nhau.
Mức phạt tiền thấp nhất là 500.000 đồng và mức tối đa là 250.000.000 đồng. Bên cạnh đó, tại Điều này còn quy định hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, khi phát hiện hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chủ sở hữu có quyền buộc cá nhân/tổ chức chấm dứt hành vi vi phạm. Nếu như những người này không chấm dứt hành vi vi phạm thì chủ sở hữu có thể khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Khi phát hiện có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, để có căn cứ xử lý vi phạm chủ sở hữu nhãn hiệu cần thực hiện các bước như sau:
Bên cạnh đó, để có thể bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình cũng như là thực hiện một cách có hiệu quả thủ tục xử lý các vi phạm đối với nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể liên hệ NPLaw – chúng tôi có đủ năng lực để cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực Sở hữu trí tuệ.
Trên đây là bài viết về Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý toàn diện một cách chuyên nghiệp liên quan đến:
Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên được đào tạo chuyên nghiệp, chúng tôi có đủ năng lực để tư vấn và hỗ trợ khách hàng thực hiện những thủ tục này.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn