Bán hàng online có thể hiểu là loại hình dịch vụ, kinh doanh các sản phẩm diễn ra chủ yếu trên mạng Internet. Hiện nay, việc mua bán hàng hóa online trên các trang mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử không còn quá xa lạ. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng NPLaw tìm hiểu về các vấn đề pháp lý liên quan đến bán hàng online để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Hiện nay, các trang mạng xã hội như Facebook, Shopee, Tiktok,,…và các nền tảng mạng xã hội khác đang là mảnh đất màu mỡ để kinh doanh. Bán hàng online đã trở thành xu hướng kinh doanh nổi bật và được nhiều công ty, doanh nghiệp lựa chọn để phát triển, quảng bá sản phẩm trong những năm gần đây.
Tốc độ lan truyền tin tức nhanh, dễ sử dụng, khả năng tiếp cận khách hàng vô hạn và vô vàn các tính năng hữu dụng khác mà đa số hiện nay nhiều người đều lựa chọn việc kinh doanh online. Chính vì sự phát triển mạnh mẽ của bán hàng online mà các vấn đề pháp lý liên quan cũng là mối quan tâm hàng đầu.
Bán hàng online hay còn gọi là bán hàng trực tuyến có thể hiểu là loại hình dịch vụ, kinh doanh cũng như là buôn bán hay trao đổi hàng hoá diễn ra trên “thị trường toàn cầu” – mạng Internet.
Người mua và người bán đều dùng các thiết bị di động như máy tính, điện thoại và được liên kết với nhau thông qua mạng Internet. Với bán hàng online, người mua có thể không cần phải đến trực tiếp cửa hàng mà vẫn có thể xem và sở hữu sản phẩm, ngược lại, người bán có thể không cần mặt bằng shop mà vẫn có thể tiếp cận, trao đổi thông tin, hàng hóa với người mua.
Khi bán hàng online, cần đảm bảo các yếu tố sau: Nguồn vốn, Sản phẩm, Tệp khách hàng, Công cụ hỗ trợ bán hàng, Kênh bán hàng,...
Ngoài ra, theo Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử:
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử quy định “Thương nhân, tổ chức tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.”
Theo đó, cá nhân kinh doanh online qua mạng xã hội không phải đăng ký kinh doanh.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh:
“- Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
Theo đó, nếu việc kinh doanh của bạn thuộc phạm vi nêu trên thì không phải đăng ký kinh doanh.
Theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định “Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”
Theo đó, phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh và mức thu nhập cụ thể của bạn để xác định chính xác vấn đề có phải đăng ký kinh doanh hay không.
Theo Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi bán hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ được quy định như sau:
Hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy vào giá trị của hàng hóa vi phạm.
- Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt theo quy định đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Theo đó, kinh doanh online mà nhập hàng không có hoá đơn chứng từ là phạm pháp và bị phạt theo quy định pháp luật.
Tại Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử:
Căn cứ theo khoản Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về nguyên tắc tính thuế như sau: “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.”
Theo đó, người bán hàng online không phải đóng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân nếu có doanh thu từ bán hàng online từ dưới 100 triệu đồng/năm trở xuống.
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử quy định “Thương nhân, tổ chức tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.”
Theo đó, các thương nhân, tổ chức phải tiến hành thông báo với Bộ Công Thương về các website thương mại điện tử bán hàng do chính thương nhân, tổ chức thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình. Còn cá nhân kinh doanh online qua mạng xã hội không phải đăng ký kinh doanh với Bộ Công thương.
Theo quy định pháp luật hiện nay, người kinh doanh online qua mạng xã hội nên lưu ý về những vấn đề dưới đây để tránh bị xử phạt, làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của mình.:
Tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định mức phạt hành chính đối với hành vi buôn bán hàng cấm. Theo đó, các hành vi kinh doanh, buôn bán những mặt hàng cấm khi bán hàng online có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Ngoài ra, trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì có thể bị xử lý hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 190 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), với loại và mức hình phạt là bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về bán hàng online uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về bán hàng online. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về bán hàng online để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn