Cơ sở sơ chế phế liệu là một trong những chủ thể có hoạt động tác động trực tiếp đến môi trường, do đó pháp luật có những điều chỉnh nhất định đối với cơ sở sơ chế phế liệu. Thông quan bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc một số nội dung pháp lý hữu ích về cơ sở sơ chế phế liệu.
Theo ước tính, hiện nay Việt Nam có khoảng hàng chục nghìn cơ sở sơ chế phế liệu trên cả nước, tập trung chủ yếu ở các khu vực thành phố, khu công nghiệp và khu chế xuất. Số lượng cơ sở này không ngừng gia tăng trong những năm gần đây do nhu cầu về nguyên liệu tái chế ngày càng cao. Phần lớn các cơ sở sơ chế phế liệu tại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động thủ công hoặc bán tự động. Theo số liệu của Tổng cục Môi trường, năm 2022, Việt Nam phát sinh khoảng 62 triệu tấn rác thải rắn sinh hoạt, trong đó chỉ có 15% được tái chế bởi các cơ sở sơ chế phế liệu.
Như vậy, có thể đánh giá một cách khách quan rằng, trên cơ sở lượng phế liệu được thu gom và sơ chế mỗi năm ước tính lên tới hàng chục triệu tấn, nhận định rằng cơ sở sơ chế phế liệu đang có dấu hiệu gia tăng về số lượng trên phạm vi cả nước.II. Các quy định liên quan đến cơ sở sơ chế phế liệu
Hiện nay, quy định pháp luật không có một định nghĩa rõ ràng về cơ sở sơ chế phế liệu. Tuy nhiên, về mặt ngữ nghĩa có thể hiểu cơ sở sơ chế phế liệu là cơ sở thực hiện các hoạt động sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ - lý đơn thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý phế liệu. Các hoạt động mà cơ sở sơ chế phế liệu thực hiện bao gồm nhưng không giới hạn ở việc phân loại phế liệu theo loại vật liệu, kích thước, hình dạng, độ tinh khiết, v.v, tách tạp chất, bụi bẩn, dầu mỡ, v.v. ra khỏi phế liệu, rửa, sấy, khử trùng phế liệu,…
Tùy thuộc vào loại hình cơ sở sơ chế phế liệu dự kiến thành lập, thủ tục, hồ sơ thành lập có thể khác nhau:
(1) Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
(2) Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
(3) Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
(4) Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Thủ tục tiến hành thành lập cơ bản như sau:
Bước 1. Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi cơ sở sơ chế phế liệu đặt trụ sở chính.
Bước 2. Hồ sơ đăng ký được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định.
Bước 3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho.
Bước 4. Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký vào Hệ thống thông tin quốc gia.
Hồ sơ để thành lập công ty kinh doanh lĩnh vực xử lý rác thải không phải là chất thải nguy được nộp ở đâu, thì căn cứ theo Điều 32 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP như sau:
“5. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chưa được chấp thuận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét, ra thông báo về việc dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Trường hợp từ chối dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp”.
Theo đó, tùy vào loại hình cơ sở sơ chế phế liệu dự kiến thành lập ma cơ quan cấp phép thành lập được quy định khác nhau, nếu thuộc doanh hình doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh nơi cơ sở sơ chế phế liệu đặt trụ sở chính là cơ quan có thẩm quyền.
Cơ sở sơ chế phế liệu có cần phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp không, thì theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 2 Nghị định số 53/2020/NĐ-CP như sau:
“1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này là nước thải công nghiệp thải vào nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định pháp luật và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy, địa điểm, cơ sở sản xuất, chế biến (sau đây gọi chung là cơ sở) của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm:
…
i) Cơ sở: Sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu, xử lý chất thải.”
Như vậy, cơ sở sơ chế phế liệu phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
Cơ sở sơ chế phế liệu có cần phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp không, thì theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 2 Nghị định số 53/2020/NĐ-CP như sau:
“1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này là nước thải công nghiệp thải vào nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định pháp luật và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy, địa điểm, cơ sở sản xuất, chế biến (sau đây gọi chung là cơ sở) của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm:
…
i) Cơ sở: Sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu, xử lý chất thải.”
Theo đó, cơ sở sơ chế phế liệu phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
Mức phí bảo vệ môi trường trong trường hợp này được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 53/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Mức phí
2. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
a) Cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ) áp dụng phí cố định tính theo khối lượng nước thải (không áp dụng mức phí biến đổi) như sau:
- Năm 2020, áp dụng mức phí 1.500.000 đồng/năm.
- Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, áp dụng theo Biểu sau:
Số TT |
Lưu lượng nước thải bình quân (m3/ngày) |
Mức phí (đồng/năm) |
1 |
Từ 10 đến dưới 20 |
4.000.000 |
2 |
Từ 5 đến dưới 10 |
3.000.000 |
3 |
Dưới 5 |
2.500.000 |
b) Cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20 m3 /ngày trở lên: phí tính theo công thức sau: F = f + C.
Trong đó:
- F là số phí phải nộp.
- f là mức phí cố định: 1.500.000 đồng/năm (kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi là 4.000.000 đồng/năm); trường hợp cơ sở bắt đầu hoạt động sau quý I, số phí phải nộp tính cho thời gian từ quý cơ sở bắt đầu hoạt động đến hết năm, mức phí cho 01 quý = f/4.
- C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất theo Biểu dưới đây:
Số TT |
Thông số ô nhiễm tính phí |
Mức phí (đồng/kg) |
1 |
Nhu cầu ô xy hóa học (COD) |
2.000 |
2 |
Chất rắn lơ lửng (TSS) |
2.400 |
3 |
Thủy ngân (Hg) |
20.000.000 |
4 |
Chì (Pb) |
1.000.000 |
5 |
Arsenic (As) |
2.000.000 |
6 |
Cadimium (Cd) |
2.000.000 |
c) Thông số ô nhiễm (thuộc diện phải thực hiện đo đạc, kê khai và tính phí) được xác định căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với nước thải hiện hành. Trường hợp nước thải của cơ sở chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng thì căn cứ vào thông số ô nhiễm có trong hồ sơ môi trường (hồ sơ đã được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phê duyệt, xác nhận).
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến cơ sở sơ chế phế liệu của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm tư vấn hình sự dày dặn, sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề liên quan đến cơ sở sơ chế phế liệu. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn