Công ty không trả lương thử việc thì nên xử lý như thế nào?

 

Thử việc là giai đoạn quan trọng để người lao động làm quen với công việc và để doanh nghiệp đánh giá năng lực ứng viên. Tuy nhiên, một số công ty lại lợi dụng giai đoạn này để trì hoãn hoặc từ chối trả lương thử việc, gây thiệt thòi cho người lao động. Vậy khi công ty không trả lương thử việc thì nên xử lý như thế nào? 

Sau đây, NPLaw sẽ tư vấn giải đáp thắc mắc cho Quý khách hàng.

I. Thực trạng liên quan đến công ty không trả lương thử việc

Hiện nay, tình trạng công ty không trả lương thử việc diễn ra khá phổ biến và gây ra nhiều bức xúc cho người lao động, đặc biệt là những người mới gia nhập thị trường lao động hoặc làm việc ở các doanh nghiệp nhỏ, ít tuân thủ pháp luật lao động. Các thực trạng nổi bật gồm:

  • Công ty lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người lao động: Nhiều công ty cố tình không trả lương thử việc, với lý do thử việc chỉ là giai đoạn đánh giá năng lực, không phải lao động chính thức. Một số doanh nghiệp cam kết trả lương nhưng sau đó cố tình trì hoãn, không thanh toán hoặc viện cớ rằng ứng viên không đạt yêu cầu.
  • Không ký hợp đồng thử việc: Theo quy định của pháp luật lao động, việc thử việc phải được thỏa thuận bằng hợp đồng thử việc hoặc điều khoản thử việc trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, nhiều công ty chỉ thỏa thuận miệng, không ký hợp đồng, dẫn đến người lao động không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lợi.
  • Trả lương thấp hơn mức tối thiểu pháp luật quy định: Mặc dù pháp luật quy định mức lương thử việc phải đạt ít nhất 85% mức lương công việc đó, nhiều doanh nghiệp trả lương thử việc rất thấp hoặc chỉ hỗ trợ “tiền cơm”, “phí đi lại”, hoàn toàn không tương xứng với công sức người lao động bỏ ra.

II. Các quy định liên quan đến công ty không trả lương thử việc

1. Công ty không trả lương thử việc là gì?

Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về khái niệm này. Tuy nhiên, có thể hiểu: Công ty không trả lương thử việc là hành vi của doanh nghiệp hoặc tổ chức sử dụng lao động không thanh toán tiền lương cho người lao động trong thời gian thử việc, dù họ đã thực hiện công việc theo thỏa thuận. Đây là hành vi vi phạm quy định của pháp luật lao động tại Việt Nam.

2. Công ty không trả lương thử việc được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. Bên cạnh đó, Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương thử việc như sau:

“Điều 26. Tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”

Công ty không trả lương thử việc có thể bao gồm:

  • Không thanh toán tiền lương thử việc: Doanh nghiệp không trả bất kỳ khoản tiền lương nào cho người lao động trong thời gian thử việc, dù trước đó đã có thỏa thuận.
  • Trả lương thấp hơn quy định: Trả lương thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó, vi phạm quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2019.
  • Trì hoãn trả lương: Doanh nghiệp viện lý do như “chờ xét duyệt”, “đánh giá lại” để không thanh toán lương đúng thời hạn.
  • Không thỏa thuận rõ ràng về lương thử việc: Doanh nghiệp cố tình lách luật, không ký hợp đồng thử việc hoặc không ghi nhận tiền lương trong các thỏa thuận, dẫn đến việc không trả lương.

3. Công ty không trả lương thử việc, xử phạt thế nào?

Theo điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người sử dụng lao động (là tổ chức) vi phạm quy định về trả lương thử việc cho người lao động thấp hơn 85% mức lương của công việc đó sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 10 triệu đồng và buộc phải trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động.

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến công ty không trả lương thử việc

1. Công ty không trả lương thử việc thì nên làm gì?

Trong trường hợp Công ty vẫn không chịu trả lương thử việc thì có thể thực hiện 03 cách sau để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình:

  • Cách 1: Khiếu nại: Khiếu nại lần đầu tới công ty. Nếu quá thời hạn trên mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết của phía công ty, có thể khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. Khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.
  • Cách 2: Tố cáo: Có thể gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp với Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, kèm theo đó là các bằng chứng vi phạm của công ty.
  • Cách 3: Khởi kiện: Trong trường hợp khiếu nại mà không được giải quyết hay chậm giải quyết hay giải quyết không thỏa đáng thì có quyền làm đơn khiếu kiện gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở để đảm bảo quyền lợi của mình, và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

2. Chỉ thử việc 01 ngày, công ty không trả lương thử việc được không?

Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương thử việc như sau:

“Điều 26. Tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”

Do vậy, khi thử việc, sẽ được công ty trả lương tương ứng với số ngày đã làm việc dù nghỉ ngang hay bị công ty chấm dứt thử việc. Mức lương do hai bên thỏa thuận trước đó trong hợp đồng thử việc và ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đó. Vì vậy, chỉ thử việc 1 ngày thì công ty vẫn phải trả lương thử việc đủ cho người lao động.

3. Có được tố cáo hoặc khởi kiện khi công ty không trả lương thử việc không?

  • Có. Theo Điều 37 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, có thể gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp với Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, kèm theo đó là các bằng chứng vi phạm của công ty. Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo (Điều 30 Luật Tố cáo 2018).

Ngoài ra, trong trường hợp khiếu nại mà không được giải quyết hay chậm giải quyết hay giải quyết không thỏa đáng thì chị có quyền làm đơn khiếu kiện gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở để đảm bảo quyền lợi của mình, và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

IV. Vấn đề công ty không trả lương thử việc có nên liên hệ luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Vấn đề công ty không trả lương thử việc có nên liên hệ luật sư, đặc biệt trong các trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp cố tình chèn ép hoặc phớt lờ yêu cầu thanh toán lương thử việc.
  • Người lao động không nắm rõ quy định pháp luật, thiếu cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình.
  • Tranh chấp kéo dài hoặc có dấu hiệu phức tạp, liên quan đến các vấn đề hợp đồng hoặc tài chính.

Luật sư sẽ giúp:

  • Tư vấn pháp lý: Giải thích rõ quyền lợi của bạn theo luật và các bước cần thực hiện.
  • Soạn thảo công văn yêu cầu: Gửi yêu cầu trả lương đến công ty một cách chuyên nghiệp và đúng pháp luật.
  • Đại diện pháp lý: Hỗ trợ bạn khiếu nại với các cơ quan chức năng hoặc khởi kiện tại tòa án nếu cần thiết.

NPLAW là Công ty Luật tư vấn cho quý khách hàng khi công ty không trả lương thử việc. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ NPLAW theo thông tin sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan