Cùng NPLAW tìm hiểu về công ty vận chuyển nước ngoài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới ngày càng tăng cao, kéo theo sự tham gia của nhiều công ty vận chuyển nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, để hoạt động hợp pháp, các doanh nghiệp này cần tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật về đầu tư, dịch vụ vận tải và bưu chính. Vậy công ty vận chuyển nước ngoài là gì? Điều kiện và thủ tục thành lập ra sao? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề trên.

Sau đây, kính mời quý độc giả hãy cùng NPLAW tìm hiểu các vấn đề liên quan đến công ty vận chuyển nước ngoài nhé!

I. Tìm hiểu về công ty vận chuyển nước ngoài

1. Công ty vận chuyển nước ngoài là gì?

Công ty vận chuyển nước ngoài là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam. Theo Điều 233 Luật Thương mại 2005, dịch vụ logistics bao gồm nhiều hoạt động như nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì và các dịch vụ liên quan khác. 

Theo đó, các công ty vận chuyển nước ngoài có thể cung cấp một phần hoặc toàn bộ chuỗi dịch vụ logistics, tùy thuộc vào phạm vi hoạt động được cấp phép. Để hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, các doanh nghiệp này phải tuân thủ các quy định về đầu tư nước ngoài, điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải và các yêu cầu pháp lý liên quan.

2. Hình thức của công ty vận chuyển nước ngoài

Các công ty vận chuyển nước ngoài có thể hoạt động theo nhiều hình thức khác nhau tùy vào phương thức vận chuyển mà họ cung cấp. Dưới đây là một số hình thức chính:

(i) Vận chuyển đường biển: Đây là phương thức vận chuyển phổ biến nhất đối với hàng hóa quốc tế, đặc biệt là hàng hóa có khối lượng lớn và thời gian giao hàng không quá gấp. Các công ty vận chuyển nước ngoài cung cấp dịch vụ vận tải container, hàng rời, hàng siêu trường siêu trọng và dịch vụ hậu cần liên quan.

(ii) Vận chuyển đường hàng không: Phù hợp với hàng hóa có giá trị cao, yêu cầu thời gian giao nhanh như thiết bị điện tử, dược phẩm, linh kiện sản xuất. Các công ty vận chuyển nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ vận tải hàng không chuyên biệt, bao gồm vận tải hàng hóa tươi sống, nguy hiểm và quá khổ.

(iii) Vận chuyển đường bộ: Công ty vận chuyển nước ngoài có thể hoạt động theo hình thức hợp tác với doanh nghiệp nội địa để cung cấp dịch vụ vận tải xuyên biên giới bằng xe tải hoặc container. Hình thức này phổ biến trong khu vực ASEAN và Trung Quốc.

(iv) Vận chuyển đường sắt: Đây là phương thức vận chuyển đang phát triển mạnh mẽ nhờ các tuyến đường sắt liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, châu Âu. Các công ty vận chuyển nước ngoài có thể hợp tác với doanh nghiệp đường sắt Việt Nam để khai thác dịch vụ này.

Tùy theo loại hình vận chuyển, các công ty vận chuyển nước ngoài phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến logistics, giao nhận, thuế và quản lý hải quan khi hoạt động tại Việt Nam.

II. Quy định pháp luật về công ty vận chuyển nước ngoài

1. Quy định về kinh doanh dịch vụ vận tải của công ty có vốn nước ngoài

Quy định chung về kinh doanh dịch vụ vận tải của công ty có vốn nước ngoài được đề cập tại khoản 1, 2 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP

(i) Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics được quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.

(ii) Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.

2. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ vận chuyển

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung tại mục II(1) nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics hay kinh doanh dịch vụ vận chuyển cần đáp ứng các điều kiện theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP được quy định như sau:

(1) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):

- Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.

- Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.

(2) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (có thể dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ hoặc áp dụng thủ tục cấp phép tại các khu vực này), được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

(3) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.

(4) Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

(5) Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.

(6) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.

(7) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.

(8) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không.

(9) Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật

- Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.

- Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.

- Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.

III. Giải đáp một số câu hỏi về công ty vận chuyển nước ngoài

1. Công ty vận chuyển nước ngoài cần chuẩn bị gì để tuân thủ quy định bưu chính

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 47/2011/NĐ-CP (Sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 25/2022/NĐ-CP) quy định về các hồ sơ cần chuẩn bị để tuân thủ quy định bưu chính đối với công ty vận chuyển nước ngoài. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính được lập thành 01 bộ là bản gốc. Trong đó hồ sơ gồm có:

(i) Giấy đề nghị giấy phép bưu chính (theo mẫu tại Phụ lục I);

PHỤ LỤC I

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP BƯU CHÍNH (Ban hành kèm theo Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ)

(Tên doanh nghiệp) ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: ………. ……….., ngày ….. tháng ….. năm …..

GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP BƯU CHÍNH

Kính gửi: …………………… (tên cơ quan cấp giấy phép).

Căn cứ Luật bưu chính số 49/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số …../20…../NĐ-CP ................................................................. ;

(Tên doanh nghiệp) ……… đề nghị (cơ quan cấp giấy phép) ……… cấp giấy phép bưu chính với các nội dung sau:

Phần 1. Thông tin về doanh nghiệp

1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt: (tên ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư, ghi bằng chữ in hoa) ...................................................................................................................

Tên doanh nghiệp viết tắt (tên ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư):

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (tên ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư): .............................................................................................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: (địa chỉ ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư):

3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư số: ………….. do ………. cấp ngày …………………………… tại .............................................................................

4. Vốn điều lệ: ...........................................................................................................

5. Điện thoại: ………………………………. Fax: .......................................................

6. Website (nếu có) …………………. E-mail: ...........................................................

7. Người đại diện theo pháp luật:

Họ tên ………………………………….. Giới tính: ......................................................

Chức vụ: ...................................................................................................................

Quốc tịch ……………………………. Sinh ngày: .......................................................

Số CMND/hộ chiếu ……………………….. Cấp ngày …………. tại ...........................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ...............................................................................

Điện thoại: …………………………… E-mail: ..............................................................

8. Người liên hệ thường xuyên:

Họ tên: ………………………… Giới tính: ....................................................................

Chức vụ: ......................................................................................................................

Điện thoại: ………………………… E-mail: ..................................................................

Phần 2. Mô tả tóm tắt về dịch vụ

1. Loại dịch vụ đề nghị cấp phép: ................................................................................

2. Phạm vi cung ứng dịch vụ: ......................................................................................

3. Phương thức cung ứng dịch vụ: ..............................................................................

Phần 3. Thời hạn đề nghị cấp phép

Thời hạn đề nghị cấp phép: …………… năm

Phần 4. Tài liệu kèm theo

Tài liệu kèm theo gồm có:

1. ...................................................................................................................................

2. ...................................................................................................................................

Phần 5. Cam kết

(Tên doanh nghiệp) xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính hợp pháp của nội dung trong giấy đề nghị cấp giấy phép bưu chính và các hồ sơ, tài liệu kèm theo.

2. Nếu được cấp giấy phép bưu chính, (tên doanh nghiệp) sẽ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan và các quy định trong giấy phép bưu chính.

Nơi nhận: - Như trên; ……………. NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP (Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

(ii) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

(iii) Điều lệ doanh nghiệp (nếu có);

(iv) Phương án kinh doanh;

(v) Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

(vi) Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);

(vii) Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

(viii) Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

(ix) Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

(x) Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt, đối với trường hợp hợp tác cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính đề nghị cấp phép;

(xi) Tài liệu về tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài đã được hợp pháp hóa lãnh sự.

(xii) Hợp đồng nhượng quyền thương mại với doanh nghiệp đang cung ứng dịch vụ bưu chính (nếu có)

* Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 47/2011/NĐ-CP (Sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 25/2022/NĐ-CP), theo đó phương án kinh doanh, gồm các nội dung chính sau:

- Thông tin về doanh nghiệp gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ e-mail của trụ sở giao dịch, văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, website của doanh nghiệp (nếu có) và các thông tin liên quan khác;

- Địa bàn dự kiến cung ứng dịch vụ;

- Hệ thống và phương thức quản lý, điều hành dịch vụ;

- Quy trình cung ứng dịch vụ gồm quy trình chấp nhận, vận chuyển và phát;

- Phương thức cung ứng dịch vụ do doanh nghiệp tự tổ chức hoặc hợp tác cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp khác (trường hợp hợp tác với doanh nghiệp khác, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép bưu chính phải trình bày chi tiết về phạm vi hợp tác, công tác phối hợp trong việc bảo đảm an toàn, an ninh, giải quyết khiếu nại và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ);

- Các biện pháp bảo đảm an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính;

2. Công ty nước ngoài có được phép kinh doanh vận chuyển không?

Căn cứ theo các điều kiện của khoản 3 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP đã được liệt kê ở mục II(2), thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với loại hình vận tải. Đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, pháp luật Việt Nam quy định không được kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ. 

3. Công ty vận chuyển nước ngoài hoạt động không giấy phép bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ hoạt động tại Việt Nam như sau:

“Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;”

Như vậy theo quy định trên với lỗi kinh doanh dịch vụ vận tải mà không có giấy phép kinh doanh sẽ bị xử phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải

IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến công ty vận chuyển nước ngoài

Việc thành lập và vận hành một công ty vận chuyển nước ngoài tại Việt Nam đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật về đầu tư, thương mại, logistics và vận tải. Do đó, việc liên hệ với các chuyên gia pháp lý là cần thiết để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và hiệu quả.

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan đến:

  • Thành lập công ty vận chuyển có vốn nước ngoài tại Việt Nam
  • Xin cấp phép kinh doanh dịch vụ logistics và vận tải quốc tế
  • Tuân thủ các quy định về hải quan, thuế và thương mại quốc tế
  • Giải quyết tranh chấp trong hoạt động vận tải và logistics

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan