Bán hàng đa cấp hay còn gọi là kinh doanh theo mạng, kinh doanh đa cấp, kinh doanh đa tầng,… là một hình thức kinh doanh có sự phát triển mạnh mẽ. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin liên quan đến công ty kinh doanh đa cấp hay còn gọi là doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Công ty đa cấp hay còn được gọi là doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp quy định về khái niệm này như sau: “Doanh nghiệp bán hàng đa cấp là doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp để bán hàng hóa.”Doanh nghiệp bán hàng đa cấp là loại hình công ty thực hiện hoạt động kinh doanh đa cấp hay tiếp thị đa cấp.
Bán hàng đa cấp “biến tướng”, bán hàng đa cấp bất chính còn có thêm những đặc điểm hàm chứa yếu tố “bất chính”. Nhằm ngăn chặn những hành vi đó, theo Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ- CP quy định những hành vi mà doanh nghiệp bán hàng đa cấp bị cấm thực hiện như sau:
Đối với trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đăng ký hoạt động theo đúng quy định, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể bị xử phạt bởi một số hành vi quy định tại khoản 5, khoản 7 và khoản 9 Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
"5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thu lợi bất chính đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác đến dưới 500.000.000 đồng, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản 9 Điều này.
...
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi chưa có xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bằng văn bản của Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó;
...
9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
h) Tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thu lợi bất chính đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác đến dưới 500.000.000 đồng;"
Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 5, mức phạt tiền áp dụng cho doanh nghiệp sẽ bằng 2 lần mức quy định nêu trên (căn cứ điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)
Theo Điều 26 Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp quy định về thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp như sau:
Hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương được quy định cụ thể tại Điều 19 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, trong đó quy định doanh nghiệp bán hàng đa cấp được coi là có hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Căn cứ theo quy định trên, trường hợp này doanh nghiệp có người tham gia bán hàng đa cấp cư trú tại địa phương, do đó, doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.
Căn cứ Điều 34 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về đào tạo viên như sau:
"Điều 34. Đào tạo viên
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm chỉ định Đào tạo viên để thực hiện đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp mình.
2. Điều kiện đối với Đào tạo viên:
a) Đã được cấp xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp theo quy định tại Điều 38 Nghị định này;
b) Có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
3. Những trường hợp sau không đủ điều kiện trở thành Đào tạo viên:
a) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, sản xuất, buôn bán hàng cấm, quảng cáo gian dối, lừa dối khách hàng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản, tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp;
b) Người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật;
c) Người tham gia bán hàng đa cấp đã từng bị xử phạt do vi phạm các quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định này mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính;
d) Cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
đ) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức."
Căn cứ theo quy định trên, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm chỉ định những đối tượng là đào tạo viên đã đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên để thực hiện đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp mình. Theo đó, một trong số những trường hợp không đủ điều kiện trở thành đào tạo viên là trường hợp người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp.Do đó, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể chỉ định đào tạo viên là người nước ngoài để thực hiện đào tạo cơ bản ở doanh nghiệp thì phải được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam và đáp ứng những điều kiện còn lại cụ thể như trên.
Tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định trang thông tin điện tử của doanh nghiệp bán hàng đa cấp như sau:
“1. Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Các tài liệu về hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp, bao gồm giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản và các văn bản, tài liệu cần thiết khác;
b) Thông tin về hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp, bao gồm tên gọi, giá bán, thành phần, công dụng, cách thức sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ, chứng nhận về tiêu chuẩn sản phẩm (nếu có);
c) Thông tin về đăng ký doanh nghiệp, trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
d) Các quy trình, thủ tục về ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp, cấp Thẻ thành viên, đặt hàng, thanh toán, giao nhận hàng, gửi lại hàng (nếu có), mua lại hàng hóa và trả lại tiền, giải quyết khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp, chấm dứt và thanh lý hợp đồng;
đ) Quy trình, địa điểm bảo hành, đổi, trả hàng hóa và dịch vụ hậu mãi (nếu có);
e) Thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp, bao gồm: Số điện thoại, thư điện tử, địa chỉ tiếp nhận;
g) Thông tin về hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp, bao gồm: Địa bàn hoạt động hiện tại; thu nhập cao nhất, trung bình và thấp nhất của người tham gia bán hàng đa cấp trong năm tài chính liền trước;
h) Việc xử lý vi phạm, chấm dứt hợp đồng và thu hồi hiệu lực Thẻ thành viên đối với người tham gia bán hàng đa cấp;
i) Các chương trình khuyến mại của doanh nghiệp.”
Như vậy, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải bao gồm các nội dung cơ bản nêu trên theo quy định pháp luật.
Kinh doanh đa cấp thực chất là hình thức kinh doanh rất hiệu quả, tiết kiệm chi phí trung gian. Đây là mô hình kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp và cũng vì lẽ đó mà bán hàng đa cấp có những biến tướng, khiến nhiều người bị thiệt hại, mất mát về tiền bạc khi tham gia mô hình này. Để hiểu rõ hơn về các hình thức biến tướng hiện nay mà người tiêu dùng và người tham gia hệ thống bán hàng này cần lưu ý để tránh rủi ro tối đa, doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp phải thực hiện thủ tục thế nào để phù hợp quy định pháp luật.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn