GIAO DỊCH THÔNG QUA HỢP ĐỒNG BẰNG CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ

Hiện nay, cùng với sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hợp đồng điện tử cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến tại các tổ chức, doanh nghiệp. Hợp đồng điện tử đã hỗ trợ các chủ thể ký kết hợp đồng dễ dàng, nhanh chóng hơn so với hợp đồng truyền thống. Khái quát một cách dễ hiểu, hợp đồng điện tử là hợp đồng xác lập bằng chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký thông thường nếu thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định. Ở bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp cho các khách hàng một số hiểu biết liên quan đến hợp đồng bằng chữ ký điện tử để có cơ sở áp dụng khi cần thiết.

Thực trạng sử dụng hợp đồng bằng chữ ký điện tử

Tại Hội nghị “Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam - Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP” diễn ra vào ngày 16/6/2022, Bộ Công thương đã cho phép cấp đăng ký cho các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA). Theo đó, hợp đồng điện tử đã có đủ căn cứ pháp lý và có hiệu lực tương đương với hợp đồng giấy. 

Như vậy, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hiện đã có thể sử dụng Hợp đồng điện tử mà không cần phải lo ngại về giá trị pháp lý. Thông qua tên gọi “hợp đồng điện tử”, các khách hàng có thể hình dung về hình thức của hợp đồng, vậy về nội dung thì hợp đồng sẽ bao gồm những gì? 

II. Nội dung hợp đồng điện tử

Theo định nghĩa tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005, Hợp đồng điện tử được xem là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này. Cũng tại khoản 12 Điều 4 Luật này quy định thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.

Nội dung hợp đồng điện tử

Như vậy, có thể hiểu hợp đồng điện tử là hợp đồng được giao kết bằng cách sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết.

2. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử

Điều 34 Luật Giao dịch điện tử 2005 khẳng định rằng giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Đồng nghĩa với việc những thông tin, dữ liệu lưu trữ trên hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý và hoàn toàn được chấp nhận theo pháp luật Việt Nam.

Theo Điều 23 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định như sau:

  • Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, các bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thỏa thuận:
  • Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch;
  • Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực;
  • Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp thỏa thuận sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực.
  • Chữ ký điện tử của cơ quan nhà nước phải được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Như vậy, các bên khi giao dịch với nhau có thể thỏa thuận về việc sử dụng chữ ký điện tử. Tuy nhiên, phải thỏa mãn điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký điện tử theo khoản 1 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2005 bao gồm: 

  • Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;
  • Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;
  • Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;
  • Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.

Bên cạnh các hiểu biết cơ bản về hợp đồng bằng chữ ký điện tử nêu trên, NPLaw xin giải đáp một số thắc mắc mà các bạn đọc thường gặp phải xung quanh vấn đề dưới đây.

Các loại chữ ký điện tử thông dụng trên thị trường hiện nay gồm: Ký điện tử USB token; Ký điện tử Smartcard; Ký điện tử HSM; Chữ ký số từ xa.

Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử. Điều kiện đảm bảo an toàn và giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định riêng tại Điều 8, Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, còn chữ ký điện tử được quy định tại Điều 22, Điều 24 Luật Giao dịch điện tử 2005. Như vậy, chữ ký số và chữ ký điện tử giống nhau ở chỗ được thực hiện trên môi trường điện tử, nhưng mỗi chữ ký sẽ có đặc trưng khác nhau. Chữ ký điện tử được thể hiện dưới dạng thông tin người dùng có thể sử dụng được, còn chữ ký số không được sử dụng bằng các hình thức thông thường.

Chữ ký số có hiệu lực trên hợp đồng điện tử khi đảm bảo các điều kiện được quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, bao gồm:

  • Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
  • Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP về điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng.
  • Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.

Danh sách các đơn vị đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số:

  • VNPT-CA (Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam)
  • CA2 (Công ty Cổ phần Công nghệ thẻ Nacencom)
  • Bkav-CA (Công ty Cổ phần Bkav)
  • Viettel-CA (Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội)
  • FPT-CA (Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT)
  • Newtel-CA (Công ty Cổ phần Viễn thông New-Telecom)
  • SAFE-CA (Công ty Cổ phần chứng số an toàn)
  • SMARTSIGN (Công ty Cổ phần chữ ký số VI NA)
  • EFY-CA (Công ty Cổ phần Công nghệ tin học EFY Việt Nam)
  • TrustCA (Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS)
  • MISA-CA (Công ty Cổ phần MISA)
  • CMC-CA (Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC)
  • NC-CA (Công ty Cổ phần hỗ trợ doanh nghiệp và đầu tư HN)
  • LCS-CA (Công ty TNHH L.C.S)
  • EASYCA (Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ và thương mại Softdreams)
  • FASTCA (Công ty Cổ phần chữ ký số FastCA)
  • I-CA (Công ty Cổ phần Icorp)

Hiện nay có khá nhiều các công ty luật và văn phòng luật sư uy tín hỗ trợ tư vấn pháp lý cho các khách hàng về hợp đồng bằng chữ ký điện tử. Trong đó, NPLaw cũng cam kết cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách hoàn hảo nhất. 

Trên đây là những vấn đề liên quan đến hợp đồng bằng chữ ký điện tử mà NPLaw đã cung cấp. Nếu quý khách hàng còn nhiều thắc mắc về chủ đề trên có thể liên hệ trực tiếp với NPLaw để nhận được tư vấn cụ thể nhất. NPLaw luôn sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi ở nhiều lĩnh vực khác nhau mà các bạn vướng mắc. Vì vậy, hãy liên hệ bất cứ khi nào các bạn cần, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan