Trong các giao dịch hành chính, thuế, tài chính hay đấu thầu, việc kê khai trung thực là nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và đúng pháp luật. Tuy nhiên, không ít trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình kê khai sai sự thật nhằm trục lợi hoặc tránh các nghĩa vụ pháp lý. Vậy hành vi kê khai không trung thực có thể bị xử lý như thế nào? Các mức phạt áp dụng ra sao?
Trong bài viết này, NPLAW sẽ phân tích và làm rõ các quy định pháp luật liên quan về kê khai không trung thực nhé.
Kê khai không trung thực là vấn đề nhức nhối diễn ra trong nhiều lĩnh vực như cán bộ công chức, thuế, tài chính, đấu thầu, đất đai, kinh doanh,... Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho nền kinh tế, xã hội và quản lý nhà nước.
Hiện nay pháp luật không có quy định kê khai không trung thực là gì? Tuy nhiên, có thể hiểu: Kê khai không trung thực là hành vi cung cấp thông tin sai lệch, thiếu chính xác hoặc cố tình che giấu sự thật trong các bản kê khai, báo cáo, hồ sơ pháp lý hoặc tài liệu liên quan đến các nghĩa vụ pháp lý, tài chính, thuế, đất đai, đấu thầu, và các lĩnh vực khác. Hành vi này nhằm mục đích trục lợi cá nhân, giảm thiểu nghĩa vụ tài chính hoặc né tránh trách nhiệm.
Các trường hợp kê khai không trung thực phổ biến:
Hành vi kê khai không trung thực có thể bị xử lý nghiêm khắc theo các quy định của pháp luật tùy vào mức độ vi phạm và lĩnh vực liên quan. Các biện pháp xử lý bao gồm cả hình thức hành chính, dân sự và hình sự. Dưới đây là các biện pháp xử lý phổ biến:
Xử lý hành chính
Kê khai không trung thực có thể bị xử phạt hành chính nếu mức độ vi phạm không nghiêm trọng cũng như tùy từng lĩnh vực. Các biện pháp xử lý hành chính như:
Xử lý dân sự
Nếu hành vi kê khai không trung thực gây thiệt hại cho người khác hoặc làm thay đổi quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác, thì có thể bị xử lý dân sự. Các biện pháp có thể bao gồm:
Xử lý hình sự
Trong trường hợp kê khai không trung thực gây thiệt hại nghiêm trọng, vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật hoặc liên quan đến các hành vi tham nhũng, gian lận tài chính, có thể bị xử lý hình sự. Các tội danh liên quan đến kê khai không trung thực bao gồm:
Xử lý kỷ luật
Hình thức này thường áp dụng với tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan, tổ chức đơn vị bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc hàm.
Theo quy định tại Nghị định 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nếu người có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tại Điều 20, Nghị định 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ có quy định như sau:
Thứ nhất, pháp luật quy định người có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
Cụ thể:
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.
- Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.
Theo đó, người có nghĩa vụ kê khai không thuộc các trường hợp trên mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà sẽ bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức như sau:
- Cảnh cáo;
- Hạ bậc lương;
- Giáng chức;
- Cách chức;
- Buộc thôi việc ;
- Bãi nhiệm.
Ngoài ra, nếu những người vi phạm mà được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch. Trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quyết định kỷ luật được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị xử lý kỷ luật làm việc.
Thứ hai, người có nghĩa vụ kê khai mà tẩu tán, che dấu tài sản, thu nhập, cản trở hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập, không nộp bản kê khai sau 02 lần được đôn đốc bằng văn bản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức:
- Cảnh cáo;
- Hạ bậc lương;
- Giáng chức;
- Cách chức;
- Bãi nhiệm;
- Buộc thôi việc;
- Giáng cấp bậc quân hàm;
- Giáng cấp bậc hàm.
Căn cứ Điều 18 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về ưu đãi đầu tư, tổ chức kê khai không trung thực các thông tin cần thiết để được hưởng ưu đãi đầu tư thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Trường hợp vi phạm để hưởng ưu đãi đầu tư về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách thì bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và pháp luật có liên quan.
Đồng thời tổ chức vi phạm buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do được hưởng ưu đãi đầu tư không đúng quy định đối với hành vi vi phạm.
Căn cứ vào Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định như sau:
Xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.
- Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.
- Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc hai trường hợp nêu trên mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức:
+ Cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm;
+ Nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch;
+ Trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.
- Quyết định kỷ luật được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị xử lý kỷ luật làm việc.
Ngoài ra, nếu hành vi kê khai tài sản không trung thực không vì mục đích tham nhũng của những cá nhân có thủ đoạn gian dối, giả mạo tài liệu hoặc che giấu tài sản để lừa đảo, trục lợi cá nhân, có thể bị xử lý hình sự về tội lừa chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Mức xử phạt đối với cá nhân kê khai không trung thực hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP. Theo đó, cá nhân kê khai không trung thực hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: Trường hợp cá nhân có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc được quy định tại điểm d khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 50 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Cụ thể, tổ chức kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo.
Căn cứ theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 11 Thông tư 22/2024/TT-BKHĐT quy định trường hợp nhà thầu kê khai không trung thực nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào thì bị coi là gian lận theo quy định tại khoản 4 Điều 16 của Luật Đấu thầu.
Theo đó, nhà đầu tư sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin đã kê khai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Nếu phát hiện nhà đầu tư đã kê khai không trung thực, cơ quan quản lý đấu thầu có thể áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
Căn cứ Điều 20 Nghị định 130/2020/NĐ-CP, khi kê khai tài sản thì người kê khai phải có trách nhiệm kê khai trung trực, không thể lấy lý do dự định bán để không kê khai.
Trường hợp này tùy vào tính chất và mức độ thì xử lý theo quy định tại Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực như sau:
Tìm luật sư tư vấn khi có vấn đề kê khai không trung thực là một quyết định sáng suốt để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, tránh các hậu quả nghiêm trọng và giảm thiểu rủi ro pháp lý. Với kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và khả năng tư vấn, luật sư sẽ giúp bạn xử lý các tình huống phức tạp một cách hiệu quả và hợp pháp.
Trường hợp Quý Khách hàng có nhu cầu tìm luật sư tư vấn khi có vấn đề kê khai không trung thực, liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ Luật sư chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn