NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI KINH DOANH TIẾNG NHẬT

Như chúng ta biết, trong thời đại nền kinh tế hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới như hiện nay thì để có thể đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về học tập, việc làm thì vấn đề cải thiện trình độ ngoại ngữ để đáp ứng đó là điều tất yếu và đang trở nên phổ biến. Nếu như trước kia các trung tâm ngoại ngữ nổi lên chủ yếu là dạy về tiếng anh, tuy nhiên trong những năm gần đây các loại ngôn ngữ khác cũng được ưu tiên học tập như Tiếng Nhật, Tiếng Trung Quốc (Tiếng Hoa), Tiếng Hàn, Tiếng Thái…. ngày càng lớn. Do vậy các cá nhân, các tổ chức kinh doanh đứng ra thành lập trung tiếng Nhật, trung tâm tiếng Trung, trung tâm tiếng Hàn, trung tâm tiếng Thái…vv, ngày càng nhiều nhưng cũng chưa đáp ứng hết được xu thế học tập của học viên ngày càng đông với mọi lứa tuổi.

Mặc dù hiện nay các trung tâm tiếng Nhật cũng được mở khá nhiều ở Việt Nam, tuy nhiên đây vẫn là ngôn ngữ khó và chưa thực sự được nhiều người quan tâm. Vậy liệu giấy phép kinh doanh tiếng nhật có khác gì so với các ngoại ngữ khác không? Để hiểu rõ hơn về lĩnh vực này, bài viết dưới đây NPLaw sẽ cung cấp cho bạn một số những thông tin cần thiết để việc thành lập và hoạt động trung tâm tiếng Nhật được thuận lợi và nhanh chóng.

I. Giấy phép kinh doanh tiếng nhật là gì? 

Hiện nay, có những ngành nghề kinh doanh quy định điều kiện bắt buộc mà doanh nghiệp phải đáp ứng nếu muốn kinh doanh ngành nghề đó. Để công nhận sự hợp pháp ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp đã đáp ứng đủ điều kiện được quy định. Loại giấy tờ này còn được hiểu là giấy phép kinh doanh và thông thường sẽ được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Nếu đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không phải đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật, thì chỉ cần đăng ký thành lập doanh nghiệp là có thể đưa vào vận hành. Tuy nhiên, kinh doanh tiếng Nhật là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, sau khi thành lập doanh nghiệp, trung tâm tiếng Nhật cần phải có quyết định cho phép thực hiện hoạt động giáo dục mới hoàn thiện thủ tục pháp lý để đi vào hoạt động.

II. Kinh doanh tiếng Nhật khi không có giấy phép hoạt động có bị xử phạt không? 

Theo Điều 16 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký. Do vậy, đối với bất kỳ ngành nghề nào kinh doanh cũng cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.Như đã phân tích ở trên, việc kinh doanh tiếng Nhật thuộc vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Do đó, để đi vào hoạt động một cách hợp pháp thì trung tâm tiếng Nhật phải tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh và xin giấy phép kinh doanh đầy đủ theo quy định của pháp luật. Nên nếu cá nhân, tổ chức thực hiện việc kinh doanh tiếng Nhật không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay giấy phép kinh doanh đều bị xử phạt theo quy định. 

Căn cứ theo điểm b Khoản 5 Điều 6 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định Phạt tiền đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục hoặc thực hiện dịch vụ giáo dục khi chưa được cho phép hoạt động, chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc chưa được công nhận hoạt động theo các mức phạt sau: 

“... b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục;...”

Theo đó, đối với hành vi mở trung tâm Nhật ngữ hoạt động khi chưa có giấy phép hoạt động sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

III. Một số điều cần biết khi thực hiện thủ tục xin phép thành lập trung tâm tiếng Nhật 

1. Điều kiện 

Để có thể được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tiếng Nhật thì cá nhân, tổ chức trước hết phải đáp ứng một số các điều kiện của pháp luật về lĩnh vực này để trung tâm tiếng Nhật được thành lập ra có thể đảm bảo được chất lượng và hiệu quả. 

Căn cứ pháp lý: Nghị định 46/2017/NĐ-CP Nghị định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động  trong lĩnh vực giáo dục

Cụ thể tại Điều 48 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 21 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP) quy định như sau: 

"1. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm.(Theo quy định tại Thông tư 02/2020/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 23/3/2020)

2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học, nguồn kinh phí phù hợp, đảm đảm chất lượng giáo dục theo kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô hoạt động của trung tâm.

Theo đó, để có thể được cấp phép hoạt động kinh doanh tiếng Nhật thì cần đáp ứng các điều kiện về Nhân sự, cở vật chất, kinh phí, trang thiết bị….theo quy định trên.

2. Hồ sơ xin phép thành lập trung tâm tiếng Nhật 

Căn cứ theo khoản Điều 47 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 135/2018/NĐ-CP) quy định hồ sơ gồm: 

  • Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ
  • Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm các nội dung: Tên trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;
  • Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ

Theo đó, để thành lập trung tâm Nhật Ngữ cũng cần đáp ứng đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật về thành lập trung tâm ngoại ngữ. 

3. Trình tự cấp phép hoạt động trung tâm tiếng Nhật 

Trình tự cấp phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP) như sau:

a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến người có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra theo quy định;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền quyết định thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học quy định tại khoản 1 Điều này quyết định thành lập, cho phép thành lập nếu đủ điều kiện; nếu chưa quyết định thành lập thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do”.

Theo đó, việc thực hiện thủ tục để cấp phép hoạt động trung tâm tiếng Nhật cũng được thực hiện theo quy định chung về trình tự thực hiện cấp phép thành lập trung tâm ngoại ngữ nói chung. 

4. Cơ quan có thể quyền cấp phép thành lập trung tâm tiếng Nhật 

Theo Điều 49 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP) quy định về Thẩm quyền cho phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ, tin học tại Việt Nam như sau:

1. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục:

a) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 47 Nghị định này;

b) Giám đốc đại học, học viện; hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động trong khuôn viên của trường.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập trung tiếng Nhật bao gồm: 

  •  Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Tỉnh/Thành phố nơi trung tâm tiếng Nhật đặt cơ sở 
  • Giám đốc đại học, học viện hoặc hiệu trường đại học, cao đẳng

Do vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể thì cơ quan có thẩm quyền thành lập trung tâm tiếng Nhật là khác nhau.

VI. Một số thắc mắc khi mở trung tâm tiếng nhật 

1. Dạy tiếng nhật tại nhà có cần xin giấy phép không

Trước đây, có một số quy định về yêu cầu đối với người dạy thêm, tổ chức dạy thêm ngoài trường. Tuy nhiên, các yêu cầu này đã được Bộ Giáo dục bãi bỏ tại Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT 2019 và chưa có quy định thay thế. Do vậy, tùy vào tính chất của việc dạy thêm mà xác định xem có phải xin phép trước khi dạy không. Nếu như việc dạy thêm mang tính chất kinh doanh thì việc dạy thêm tiếng Nhật tại nhà cần phải đáp ứng theo các điều kiện của pháp luật về kinh doanh ngoại ngữ. 

Theo đó, nếu việc dạy thêm tại nhà có tổ chức, theo hình thức kinh doanh thì cũng cần phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp

2. Khi nào cần xin giấy phép kinh doanh tiếng nhật? 

Căn cứ: Khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020

Theo đó, nghĩa vụ của doanh nghiệp là đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Trong khi đó, kinh doanh tiếng Nhật là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Do vậy, khi cá nhân, tổ chức tiến hành đăng ký kinh doanh tiếng Nhật cần phải thực hiện thêm thủ tục xin giấy phép kinh doanh đối với lĩnh vực này. 

3. Các giáo án giảng dạy có cần xin giấy phép của bộ không?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 13 quy chế ban hành kèm thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT quy định về Chương trình, tài liệu dạy học như sau: 

1. Trung tâm ngoại ngữ, tin học sử dụng các chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tự biên soạn hoặc lựa chọn các chương trình tài liệu của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng; các tổ chức giáo dục trong nước và quốc tế phù hợp nhu cầu người học và khả năng đáp ứng của trung tâm.

Theo đó, các giáo án dùng để giảng dạy trong trung tâm tiếng Nhật không cần xin giấy phép của bộ.

Bài viết trên NPLaw đã cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết về quá trình thành lập trung tâm tiếng Nhật hiện nay. Tuy nhiên, qua đó có thể thấy để xin phép chính thức hoạt động giáo dục ở Việt Nam tương đối phức tạp và mất thời gian bởi nhiều hồ sơ, thủ tục. Biết khách hàng thường gặp khó khăn trong quá trình đó, NPLaw chúng tôi hiện tại thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập trung tâm tiếng Nhật uy tín và trọn gói. Để được hỗ trợ và tư vấn thêm về dịch vụ này, khách hàng vui lòng liên hệ để được giải đáp mọi thắc mắc một cách nhanh nhất.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan