Những vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động luôn dành được sự quan tâm từ phía người lao động và người sử dụng lao động. Việc tạm hoãn hợp đồng lao động là một trong những quyền lợi của người lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tạm thời không thể thực hiện hợp đồng trong một số trường hợp đặc biệt như khi bị tạm giữ, tạm giam, thực hiện nghĩa vụ dân sự, lao động nữ mang thai,... Trong bài viết dưới đây mời quý độc giả cùng với NPLaw tìm hiểu các quy định liên quan đến tạm hoãn hợp đồng lao động cũng như giải đáp các thắc mắc về việc đơn phương tạm hoãn hợp đồng lao động.
Pháp luật về lao động của Việt Nam hiện nay chỉ cho phép tạm hoãn hợp đồng lao động trong một số trường hợp hoặc khi các bên có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, thực tế vẫn diễn ra việc đơn phương tạm hoãn hợp đồng lao động trái luật, nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu hiểu biết pháp luật, không chỉ vi phạm pháp luật lao động mà còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động.
Việc tạm hoãn hợp đồng lao động là một vấn đề rất được quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.
Pháp luật về lao động hiện chưa có khái niệm cụ thể đối với vấn đề đơn phương tạm hoãn hợp đồng lao động. Tuy nhiên, dựa trên những quy định có liên quan về tạm hoãn hợp đồng lao động có thể hiểu đơn phương tạm hoãn hợp đồng lao động là việc một bên tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Việc tạm hoãn hợp đồng lao động sẽ không đồng thời hủy bỏ hay làm mất hiệu lực của hợp đồng lao động đã ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động gồm:
Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
Trong bài viết dưới đây mời quý độc giả cùng với NPLaw tìm hiểu các quy định về đơn phương tạm hoãn hợp đồng lao động trong khuôn khổ Bộ luật Lao động năm 2019.
Căn cứ quy định tại Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 thì các bên được tạm hoãn hợp đồng lao động trong các trường hợp mà pháp luật quy định hoặc khi các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, quyền đơn phương tạm hoãn hợp đồng lao động chỉ được thực hiện trong các trường hợp cụ thể mà pháp luật lao động quy định hoặc khi giữa người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận khác. Việc đơn phương tạm hoãn hợp đồng lao động phải thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019, trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác thì trong thời gian tạm hoãn hợp đồng hợp đồng lao động người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động.
Dưới đây là một số thắc mắc liên quan đến đơn phương tạm hoãn hợp đồng lao động mà NP Law sẽ giải đáp để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề trên,
Đơn phương tạm hoãn hợp đồng lao động và chấm dứt hợp đồng lao động là hai khái niệm khác nhau.
Đơn phương tạm hoãn hợp đồng lao động là việc một bên tạm thời ngừng việc thực hiện hợp đồng lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động, quan hệ lao động giữa các bên vẫn còn tồn tại và sẽ tiếp tục sau khi thời gian tạm hoãn kết thúc nếu hợp đồng lao động vẫn còn thời hạn
Chấm dứt hợp đồng lao động là việc chấm dứt hoàn toàn quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, quan hệ lao động giữa hai bên sẽ chấm dứt hoàn toàn và không còn tồn tại sau đó.
Có thể thấy, đơn phương tạm hoãn hợp đồng lao động và chấm dứt hợp đồng lao động là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn.
Tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 cho phép các bên có quyền thỏa thuận về việc tạm hoãn hợp đồng lao động. Theo đó, khi bị cách ly y tế người lao động cần thông báo cho người sử dụng lao động và cung cấp các chứng từ liên quan đến việc cách ly sau đó thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động.
Như vậy, khi cách ly phòng bệnh thì người lao động có thể tạm hoãn hợp đồng lao động bằng cách thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Pháp luật về lao động hiện nay không có quy định cụ thể về thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động. Nếu người lao động muốn tạm hoãn hợp đồng lao động thì phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động.
Do đó, hiện chưa có quy định về thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động mà do các bên thỏa thuận với nhau.
cần làm gì?
Khi đơn phương tạm hoãn hợp đồng lao động thì quyền và nghĩa vụ của các bên hoãn như sau:
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 thì trường hợp người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự thuộc trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động. Mà theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, một người chỉ bị tạm giữ, tạm giam khi có quyết định tạm giữ, tạm giam của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, người lao động bị tạm giữ chỉ được tạm hoãn hợp đồng lao động khi có quyết định tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Bộ luật Lao động 2019 chưa có quy định cụ thể về việc thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động có được tính vào thời hạn của hợp đồng lao động hay không. Tuy nhiên, tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 quy định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Có thể thấy, người lao động chỉ phải nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời gian tạm hoãn hợp đồng nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Nói cách khác, thời hạn tạm hoãn hợp đồng vẫn sẽ được tính vào thời hạn của hợp đồng lao động mà các bên đã thỏa thuận.
Tạm hoãn hợp đồng lao động là một trong những vấn đề rất đáng được quan tâm vì nó liên quan để quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Bên cạnh đó, những vấn đề liên quan đến quan hệ lao động luôn có tính chất phức tạp đòi hỏi người sử dụng lao động và cả người lao động phải có hiểu biết nhất định về pháp luật. Vì thế, để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bên cũng như tránh gặp phải những tranh chấp không đáng có, hãy để đội ngũ của NPLaw giúp bạn tư vấn và hỗ trợ pháp lý các vấn đề xoay quanh việc đơn phương tạm hoãn hợp đồng lao động.
Trên đây là các thông tin cần thiết mà NPLaw cung cấp tới quý Khách hàng liên quan đến đơn phương tạm hoãn hợp đồng lao động. Nếu có bất kỳ vướng mắc liên quan đến vấn đề trên hay có trăn trở về bất cứ lĩnh vực pháp lý nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Các Luật sư, Chuyên viên với trình độ chuyên môn cao sẽ giải đáp thắc mắc và tư vấn cụ thể, chuyên sâu hơn cho quý Khách hàng thông qua hình thức tin nhắn, qua điện thoại hoặc email tư vấn.
Quý Khách hàng có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ – HÃNG LUẬT NPLAW
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn