Quy định của pháp luật về góp vốn thành lập công ty năm 2023

Trong thời buổi kinh tế có nhiều biến động thất thường, nhiều doanh nghiệp đã phải tạm ngừng hoạt động hay thậm chí là giải thể. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những cá nhân, tổ chức nhận thấy được tiềm năng phát triển kinh tế và cùng nhau hợp tác thành lập, phát triển doanh nghiệp. Vậy thì, khi cùng nhau hợp tác, cá nhân, tổ chức sẽ cần phải cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp

Thực trạng góp vốn thành lập công ty hiện nay

Vậy thực trạng góp vốn thành lập công ty hiện nay như thế nào? Quy định pháp luật và những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến việc góp vốn thành lập công ty?

I. Thực trạng góp vốn thành lập công ty hiện nay

Hiện nay, doanh nghiệp được thành lập dưới nhiều loại hình khác nhau, trong đó, không chỉ có một cá nhân, tổ chức tự mình đứng ra thành lập doanh nghiệp mà vẫn sẽ xuất hiện những doanh nghiệp do nhiều cá nhân, tổ chức cùng nhau góp vốn thành lập. Tuy nhiên, việc góp vốn thành lập công ty đôi khi tồn tại những thực trạng sau:

- Thành viên chưa góp đủ phần vốn đã cam kết hoặc chưa góp vốn theo cam kết. Nếu rơi vào trường hợp thành viên chưa góp vốn theo như đã cam kết thì vẫn xuất hiện một số trường hợp phải thay đổi cả về loại hình đăng ký doanh nghiệp;

- Không phải thành viên góp vốn nào cũng thực hiện góp vốn bằng tiền mặt mà có thể góp vốn bằng bất động sản, do đó, việc tiến hành định giá tài sản là điều quan trọng cần phải thực hiện. Hiện nay có nhiều cách thức định giá tài sản khác nhau và các thành viên góp vốn sẽ cần phải định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá.

II. Tìm hiểu về góp vốn thành lập công ty

1. Góp vốn thành lập công ty là gì?

Góp vốn được giải thích theo khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.”

Như vậy, góp vốn thành lập công ty là việc cá nhân, tổ chức góp vốn đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.  

2. Các hình thức góp​​​​​​​ vốn khi thành lập công ty

Khi các tổ chức, cá nhân cùng nhau góp vốn thành lập công ty, về tài sản góp vốn không bắt buộc sẽ phải là tiền mặt mà có thể bao gồm những loại tài sản khác được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể: 

- Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng;

Các hình thức góp​​​​​​​ vốn khi thành lập công ty

- Quyền sử dụng đất; 

- Quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật;

- Tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Đối với những loại tài sản cần phải chuyển quyền sở hữu thì tổ chức, cá nhân thực hiện góp vốn bằng tài sản đó sẽ phải tiến hành chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty. 

III. Quy định pháp​​​​​​​ luật về góp vốn thành lập công ty

1. Thủ tục thự c hiện góp vốn điều lệ thành lập công ty

Từ quy định tại Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020 về chuyển quyền tài sản góp vốn, thủ tục thực hiện góp vốn thành lập công ty sẽ được thực hiện như sau: 

Đối với tài sản góp vốn của thành viên mà không phải chuyển quyền sở hữu, pháp luật quy định cần phải thực hiện việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Sau khi thành viên góp đủ số vốn đã cam kết thì công ty sẽ ghi nhận tư cách thành viên. 

Đối với tài sản góp vốn cần chuyển quyền sở hữu, sẽ được thực hiện theo các bước sau:

- Ký hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản có công chứng, chứng thực;

- Bàn giao tài sản trên thực tế;

- Nộp hồ sơ sang tên trước bạ, khai thuế và đóng các khoản phí, lệ phí liên quan. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

- Ghi nhận tư cách thành viên.

2. Những lưu ý  khi góp vốn thành lập công ty theo quy định hiện nay

Khi góp vốn thành lập công ty, cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để tránh trường hợp trái với quy định của Luật Doanh nghiệp 2020:

- Về tài sản góp vốn: tài sản dùng để góp vốn được quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020. Đồng thời, chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với loại tài sản đó mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

Đối với tài sản góp vốn không phải Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì cần phải định giá tài sản.

- Thời hạn góp vốn: việc góp vốn được pháp luật ấn định thời hạn theo quy định của từng loại hình đăng ký kinh doanh. 

- Cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên đã góp đủ vốn đã cam kết: công ty sẽ phải cấp giấy chứng nhận cho thành viên, trường hợp thành viên đã góp đủ số vốn đã cam kết nhưng không thực hiện thì có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. 

IV. Giải đáp  các câu hỏi liên quan đến góp vốn thành lập công ty

1. Góp vốn thành lập công ty bằng tài sản, sổ đỏ, quyền sở hữu trí tuệ được không?

Đối với những loại tài sản góp vốn không bằng tiền mặt như sổ đỏ, quyền sở hữu trí tuệ, theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 hiện nay quy định về tài sản góp vốn, có thể thấy pháp luật không cấm các loại tài sản trên không được sử dụng làm tài sản góp vốn thành lập công ty. 

2. Không góp đủ vốn điều lệ thì có bị xử phạt? Nếu có thì hình thức xử phạt như thế nào? Cách khắc phục khi không góp đủ vốn điều lệ?

Khi thành lập doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức sẽ dựa vào khả năng tài chính, kinh tế của mình để cam kết số vốn sẽ góp vào thành lập doanh nghiệp và pháp luật cũng cho các bên thời hạn để góp đủ số vốn đã cam kết. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những trường hợp thành viên không góp đủ vốn đã cam kết, khi rơi vào các trường hợp này, công ty sẽ phải tiến hành đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo thời hạn được quy định. Như vậy, khi vốn điều lệ không được góp đủ nhưng công ty đã tiến hành đăng ký thay đổi thì công ty sẽ không bị xử phạt về vấn đề này.

Đối với trường hợp quá hạn mà công ty vẫn không thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ, trường hợp này sẽ bị xử phạt theo hình thức phạt tiền quy định tại điểm a khoản 3 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, cụ thể mức xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 

Ngoài ra, công ty cũng có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đăng ký điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập. (Quy định tại điểm b khoản 5 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP)

3. Góp vốn thành lập công ty bằng công sức lao động có được hay không?

Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 về tài sản góp vốn gồm Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Tại quy định trên có thể thấy, pháp luật không quy định công sức lao động sẽ được coi như một loại tài sản có thể dùng để góp vốn thành lập công ty. 

4. Không  cấp giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên góp vốn thành lập công ty thì có bị phạt không?

Cấp giấy chứng nhận phần vốn góp là một trong những quy định bắt buộc khi thành viên góp vốn đã góp đủ số vốn đã cam kết, công ty sẽ phải cấp giấy chứng nhận cho thành viên theo quy định tại khoản 5 Điều 47 và khoản 4 Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020. 

Trường hợp thành viên góp vốn đã góp đủ nhưng công ty không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. (Quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP)

5. Đang trong thời gian thử thách hưởng án treo thì có được góp vốn thành lập công ty hay không?

Tổ chức, cá nhân sẽ có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp, tuy nhiên, pháp luật vẫn có những quy định hạn chế quyền này của một số chủ thể, cụ thể các chủ thể được quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Như vậy, theo quy định, người đang trong thời gian thử thách hưởng án treo không thuộc các trường hợp cấm góp vốn thành lập công ty, do đó vẫn có quyền thực hiện việc góp vốn. 

V. Vấn đề góp vốn thành lập công ty có nên nhờ Luật sư tư vấn không? Liên hệ như thế nào?

Góp vốn thành lập công ty tưởng chừng như đơn giản nhưng thực chất vẫn có thể phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình góp vốn. Do đó, sự tư vấn từ phía Luật sư khi các bên tiến hành góp vốn thành lập công ty sẽ giúp đảm bảo được thực hiện đúng với quy định của pháp luật, tránh phát sinh rủi ro. 

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến góp vốn thành lập công ty gồm:

-Tiếp nhận thông tin cần tư vấn, thực hiện các thủ tục liên quan đến góp vốn thành lập công ty;

- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị giấy tờ hoàn thiện thực hiện thủ tục liên quan đến góp vốn thành lập công ty;

-Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Nhận kết quả thực hiện thủ tục liên quan đến góp vốn thành lập công ty và bàn giao kết quả cho Khách hàng

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về Góp vốn thành lập công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan