QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ SẢN XUẤT PHỤ GIA THỰC PHẨM

Vừa qua trên chương trình thời sự, hẳn bạn đọc có tiếp cận vụ việc bán mực có tẩm hóa chất giúp làm tươi và săn chắc con mực dù đã hôi thối. Đó là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng về an toàn vệ sinh thực phẩm. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề sản xuất phụ gia thực phẩm?

I. Thực trạng về sản xuất phụ gia thực phẩm

Các chất phụ gia dùng trong sản xuất thực phẩm xưa và nay có nhiều điểm khác biệt. Xưa kia, con người sống gần với nông nghiệp chăn nuôi, thực phẩm được sản xuất tại chỗ để cung ứng nhu cầu. Họ ăn thực phẩm tươi không pha trộn từ rau trái, động vật. Chỉ khi nào dư thừa thực phẩm, muốn để dành thì họ mới nghĩ đến chuyện phơi, ướp. Các chất để ướp cũng giản dị, như với muối, với đường, một vài loại men hoặc dùng các phương thức làm khô.

Ngày nay, nếp sống đô thị phát triển, dân chúng tập trung đông hơn ở thành phố, thực phẩm được chuyên chở từ nơi xa xôi nên cần được giữ gìn sao cho khỏi hư thối. Rồi để cạnh tranh, nhiều thực phẩm được thêm các chất làm tăng khả năng dinh dưỡng, hương vị màu sắc, vẻ nhìn. Các chất phụ gia đã đóng góp vai trò quan trọng để làm thực phẩm phong phú, cất giữ an toàn lâu ngày, giúp quý bà nội trợ không phải ngày ngày xách giỏ đi chợ mua lạng thịt, bó rau.

Thực trạng về sản xuất phụ gia thực phẩmII. Sản xuất phụ gia thực phẩm được hiểu như thế nào?

1. Phụ gia thực phẩm là gì?

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), phụ gia thực phẩm là những chất không được coi là thực phẩm hoặc một thành phần của thực phẩm. Phụ gia thực phẩm có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ động cho vào với mục đích đáp ứng yêu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm. Phụ gia thực phẩm không bao gồm các chất ô nhiễm hoặc các chất bổ sung vào thực phẩm với mục đích tăng thêm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Khái niệm này cũng từng được Bộ Y tế ghi nhận trong Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001 về việc Ban hành “Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”. Tuy nhiên, khi Bộ Y tế ban hành Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 Hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm (thay thế cho Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT) thì khái niệm này không được ghi nhận trong thông tư vì nó đã được chính thức ghi nhận trong Luật An toàn thực phẩm năm 2010: “Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm”

Khái niệm trên cho thấy, phụ gia thực phẩm không phải là thực phẩm và nó được cố ý đưa vào thực phẩm nhằm một số mục đích nhất định, nó được lưu lại trong thực phẩm ở dạng nguyên thể hoặc dẫn xuất nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho người dùng. Tuy không phải là thực phẩm, có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhưng phụ gia thực phẩm ngày càng được sử dụng rộng rãi và giữ vai trò quan trọng trong việc chế biến và bảo quản thực phẩm bởi nó có thể giúp bảo quản thực phẩm được lâu hơn, cải thiện hương vị và bề ngoài của thực phẩm.

2. Điều kiện gì để sản xuất phụ gia thực phẩm

Tại Điều 30 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm, cụ thể như sau:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây:

1. Đáp ứng các quy định chung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm.

2. Chỉ được phối trộn các phụ gia thực phẩm khi các phụ gia thực phẩm đó thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và sản phẩm cuối cùng của sự phối trộn không gây ra bất cứ tác hại nào với sức khỏe con người; trường hợp tạo ra một sản phẩm mới, có công dụng mới phải chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và mức sử dụng tối đa.

3. Việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và ghi nhãn theo quy định hiện hành.

Như vậy, để mở cơ sở kinh doanh phụ gia thực phẩm, bạn cần phải đáp ứng các điều kiện quy định nêu trên để bảo đảm an toàn thực phẩm.

III. Quy định của pháp luật về sản xuất phụ gia thực phẩm

1. Xử lý vi phạm khi sản xuất phụ gia thực phẩm có chứa phụ gia

Tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm như sau:

Vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong  sản xuất, chế biến thực phẩm

...

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

...

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;

c) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;

d) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này.

Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP có quy định mức phạt hành chính đối với cá nhân tổ chức như sau:

Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

...

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.

...

Như vậy, tổ chức có hành vi vi phạm khi sản xuất phụ gia thực phẩm có chứa phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm.

/upload/images/doanh-nghiep/anh-2(2).png

 

2. Nguyên tắc xây dựng danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng

Căn cứ Điều 4 Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định về nguyên tắc xây dựng danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng như sau:

Nguyên tắc xây dựng danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng

1. Bảo đảm an toàn đối với sức khỏe con người.

2. Hài hòa với tiêu chuẩn, quy định quốc tế về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm.

3. Cập nhật theo các khuyến cáo về quản lý nguy cơ đối với phụ gia thực phẩm của cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam, CAC, JECFA, nước ngoài.

Theo đó, danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng được xây dựng dựa trên nguyên tắc bảo đảm an toàn đối với sức khỏe con người và hài hòa với tiêu chuẩn, quy định quốc tế về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm.

Đồng thời việc xây dựng danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng phải được cập nhật theo các khuyến cáo về quản lý nguy cơ đối với phụ gia thực phẩm của cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam, CAC, JECFA, nước ngoài.

IV. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến sản xuất phụ gia thực phẩm

1. Sản xuất phụ gia thực phẩm có cần công bố sản phẩm không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm quy định về tự công bố sản phẩm:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.

- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Như vậy, sản xuất phụ gia thực phẩm không cần công bố sản phẩm bởi mặt hàng phụ gia thực phẩm thuộc trường hợp được tự công bố.

2. Cơ sở sản xuất phụ gia thực phẩm bảo quản thực phẩm theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo quản thực phẩm sau đây:

a) Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;

b) Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;

c) Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Như vậy, cơ sở sản xuất thực phẩm bảo quản thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện trên.

/upload/images/doanh-nghiep/anh-3(2).png

3. Cơ sở sản xuất phụ gia thực phẩm khi vận chuyển phải tuân theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm

1. Tổ chức, cá nhân vận chuyển thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;

b) Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;

c) Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định về phương tiện vận chuyển thực phẩm; đường vận chuyển thực phẩm đối với một số loại thực phẩm tươi sống tại các đô thị.

Như vậy, tổ chức, cá nhân vận chuyển thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện như trên để có thể đảm bảo tuân thủ theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm như thế nào?

Căn cứ khoản 1, Điều 7 Thông tư 24/2019-TT-BYT quy định về việc sử dụng phụ gia thực phẩm như sau:

“Điều 7. Nguyên tắc chung trong sử dụng phụ gia thực phẩm

1. Sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm phải bảo đảm:

a) Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm;

b) Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm;

c) Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.”

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục sản xuất phụ gia thực phẩm

Với việc sử dụng dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục sản xuất phụ gia thực phẩm của NPLaw, lợi ích mà bạn nhận được sẽ là:

  • Được tư vấn tất tần tật các vấn đề liên quan đến tư vấn và thực hiện các thủ tục sản xuất phụ gia thực phẩm 
  • NPLaw giúp bạn tra cứu sản phẩm tại danh mục sản phẩm phụ gia được phép lưu hành để đưa ra tư vấn chính xác cho việc chuẩn bị hồ sơ
  • NPLaw thực hiện việc kiểm nghiệm sản phẩm phụ gia theo quy định
  • Hỗ trợ khách hàng hoàn thành bộ hồ sơ hoàn chỉnh, đầy đủ, chính xác
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận công bố phụ gia thực phẩm
  • Theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ, điều chỉnh nếu có thiếu sót và nhận kết quả về trao tận tay cho khách hàng.

Dịch vụ công bố phụ gia thực phẩm của NPLaw tự tin mang đến cho khách hàng giải pháp nhanh chóng, chính xác, tiện lợi và tiết kiệm.

Thông tin liên hệ tới Công ty Luật TNHH Ngọc Phú 

Địa chỉ: 139H4 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan