Quy định pháp luật hiện hành về nhập khẩu thủy sản

Hiện nay, không chỉ xuất khẩu, mà nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản cũng ngày càng tăng mạnh. Điều này xuất phát từ sự phát triển của nền kinh tế, khi người dân có khả năng chi tiêu lớn hơn với những mặt hàng thuỷ sản đa dạng đến từ những quốc gia khác nhau, khi nhu cầu trải nghiệm ẩm thực được đặt lên cao hơn dẫn đến lượng tiêu thụ thuỷ sản được nhập khẩu vào nước ta ngày càng tăng. 

Thực trạng nhập khẩu thủy sản hiện nay

Vậy thực trạng Nhập khẩu thuỷ sản hiện nay như thế nào? Quy định pháp luật và những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến Nhập khẩu thuỷ sản?

I. Thực trạng nhập khẩu thủy sản hiện nay

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của nước ta ngày một tăng bởi cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khả năng tài chính của người dân tăng cao thì sự quan tâm đến sức khỏe của bản thân, khi mức độ dinh dưỡng của mỗi loài thuỷ sản khác nhau dẫn đến tuỳ mỗi cá nhân mà có nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thuỷ sản đa dạng khác nhau. Đặc biệt, khi nhu cầu trải nghiệm nền ẩm thực đa dạng đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, cùng với cách thức chế biến với mỗi loại thuỷ sản khác nhau đã kích thích nhu cầu tiêu dùng khi có thể sử dụng sản phẩm đó thường xuyên. Những điều đó đã tạo nên nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản ngày càng tăng.

II. Quy định pháp luật về nhập khẩu thủy sản

1. Điều kiện để nhập khẩu thủy sản vào Việt Nam

Để thuỷ sản được nhập khẩu vào Việt Nam một cách hợp pháp thì cần đáp ứng một số điều kiện theo Điều 98 Luật thuỷ sản, cụ thể:

- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản phải có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáp ứng chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật.

- Có tên trong Danh mục loài thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam. Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí phải được đánh giá rủi ro theo quy định và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép. Đối với nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.

2. Quy trình, thủ tục nhập khẩu thủy sản

Thuỷ sản để được nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ trải qua quy trình, thủ tục sau:

Bước 1: Khai báo thông tin hải quan

Thông qua phần mềm khai báo Hải quan VNACC/VCIS; doanh nghiệp thực hiện khai báo thông tin tờ khai nhập khẩu và nộp tờ khai hải quan, kèm các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan thông qua Hệ thống VNACCS.

Quy trình, thủ tục nhập khẩu thủy sản

Bước 2: Hệ thống thực hiện phân luồng tờ khai

Người khai hải quan tại bước này thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS để tiếp nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, có thể thuộc một trong các luồng sau:

Luồng 1: Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan.

Luồng 2: Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan gửi qua hệ thống VNACCS/VCIS; nộp các chứng từ theo quy định phải nộp bản chính, hoặc kiểm tra các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Luồng 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa: Người khai Hải quan có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện để kiểm thực tế hàng hoá.

Bước 3: Nộp thuế và phí theo quy định

Bước 4: Thông quan hàng hóa/Giải phóng hàng/Đưa hàng về bảo quản

Người khai hải quan thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: https://www.customs.gov.vn) hoặc hệ thống khai của người khai hải quan và cung cấp cho Chi cục Hải quan quản lý khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm để được thông quan/ giải phóng/ hoặc đưa hàng về kho bảo quản.

III. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến nhập khẩu thủy sản

1. Nhập khẩu thủy sản có cần phải xin giấy phép không? Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép là cơ quan nào?

Thuỷ sản nhập khẩu để đảm bảo cơ quan có thẩm quyền có thể quản lý được nguồn gốc xuất xứ cũng như kiểm soát việc lợi dụng hoạt động nhập khẩu để nhập khẩu những mặt hàng thuỷ sản cấm hoặc không có tên trong Danh mục loài thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam,... thì việc thực hiện hoạt động xin cấp giấy phép nhập khẩu thuỷ sản là điều cần thiết. Đồng thời, khi xin cấp giấy phép nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu thuỷ sản là Tổng cục thuỷ sản. (khoản 2 Điều 5 và khoản 4 Điều 6 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT)

2. Cơ quan nào sẽ kiểm tra chất lượng thủy sản khi nhập khẩu vào Việt Nam?

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 70 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng có khả năng gây mất an toàn đối với thuỷ sản. Do đó, cơ quan sẽ có quyền kiểm tra chất lượng thuỷ sản nhập khẩu vào Việt Nam là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

3. Muốn nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thì phải được cơ quan nào cấp phép?

Khi doanh nghiệp muốn nhập khẩu thuỷ sản sống nhưng chưa có tên trong Danh mục loài thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, theo quy định tại khoản 4 Điều 98 Luật thuỷ sản 2017 quy định khi nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí phải được đánh giá rủi ro theo quy định và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.

4. Người nhập khẩu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp thì có thể  bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Khi thuỷ sản nhập khẩu có nguồn gốc từ việc khai thác bất hợp pháp, theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 42/2019/NĐ-CP, theo đó sẽ dựa vào trọng lượng của lô hàng thuỷ sản đó để xác định mức xử phạt, cụ thể:

“Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm về nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với lô hàng dưới 100 kg;

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với lô hàng từ 100 kg đến dưới 500 kg;

c) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với lô hàng từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;

d) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với lô hàng từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;

đ) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với lô hàng từ 2.000 kg trở lên.”

Cần lưu ý rằng, mức xử phạt trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân, trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP)

5. Nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thì có bị buộc tái xuất không?

Khi có hành vi nhập khẩu trái phép loài thuỷ sản không có tên trong Danh mục loài thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, ngoài hình thức phạt tiền và hình phạt bổ sung, lô hàng thuỷ sản đó sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 5 Điều 42 Nghị định 42/2019/NĐ-CP. Cụ thể, lô hàng thuỷ sản sẽ bị buộc tái xuất loài thủy sản hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng trường hợp đáp ứng đủ điều kiện chuyển đổi hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất hoặc chuyển mục đích sử dụng. 

IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến nhập khẩu thủy sản

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện Nhập khẩu thuỷ sản gồm:

- Tiếp nhận thông tin liên quan đến Nhập khẩu thuỷ sản;

- Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị tài liệu hoàn thiện hồ sơ Nhập khẩu thuỷ sản;

- Soạn thảo và đại diện khách hàng nộp hồ sơ Nhập khẩu thuỷ sản.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về Nhập khẩu thuỷ sản NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan