Tố giác tội phạm là báo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi phạm tội của người nào đó. Bài viết sau đây NPLaw sẽ làm rõ cách hiểu đúng về người bị tố giác tội phạm và bảo vệ người bị tố giác trong vụ án hình sự.
Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố là người tham gia tố tụng được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Người bị tố giác, kiến nghị khởi tố có thể hiểu là cá nhân, tổ chức bị tố cáo về một hành vi có dấu hiệu tội phạm; bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị khởi tố bằng văn bản.
Trong tố tụng hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố là nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền, nhưng để người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có điều kiện trình bày ý kiến của mình về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố cũng như tạo điều kiện cho họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia tố tụng, pháp luật phải quy định cho họ các quyền và nghĩa vụ nhất định. Đó là cơ sở pháp lý để người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, nhưng cũng là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo đảm cho họ thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chưa có một quy định cụ thể về định nghĩa người bị tố giác. Theo lý luận về pháp luật tố tụng hình sự, có thể hiểu cách đơn giản, người bị tố giác là cá nhân, tổ chức bị tố cáo về một hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Theo Điều 57 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố như sau:
- Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:
- Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố.
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 83 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác như sau:
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố là người được người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có thể là:
Theo khoản 3, khoản 4 Điều 83 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác như sau:
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có nghĩa vụ:
Theo khoản 3 Điều 83 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác có quyền:
Căn cứ quy định nêu trên thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác có quyền có mặt tại buổi lấy lời khai của người bị tố giác, đây không phải quy định bắt buộc. Do đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác có thể vắng mặt trong buổi lấy lời khai của người bị tố giác.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tạm hoãn xuất cảnh như sau:
- Có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn:
Theo quy định trên, không phải mọi đối tượng bị tố giác đều tạm hoãn xuất cảnh mà chỉ tạm hoãn xuất cảnh với các trường hợp qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc họ bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ thì có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người đó.
Theo Điều 83 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác như sau:
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố là người được người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có thể là:
Theo quy định trên, thì người bảo vệ quyền và lợi ích của người bị tố giác có thể là người thân của người bị tố giác khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.
IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về bảo vệ người bị tố giác
Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về người bảo vệ quyền và lợi ích của người bị tố giác uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về bảo vệ người bị tố giác. Kế đó, quý khách có thể đưa ra quyết định lựa chọn Luật sư của NPLaw bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc là người đại diện theo ủy quyền khi tham gia tố tụng.
Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về bảo vệ người bị tố giác, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn