QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRANH CHẤP KINH TẾ THƯƠNG MẠI

Tranh chấp kinh tế là mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ kinh tế của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật kinh tế. Vậy, tình trạng tranh chấp kinh tế thương mại diễn ra như thế nào? Quy định pháp luật về tranh chấp kinh tế thương mại được quy định ra sao? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. 

Thực trạng tranh chấp kinh tế thương mại hiện nay

I. Thực trạng tranh chấp kinh tế thương mại hiện nay

Bất kỳ mối quan hệ xã hội nào đều có thể xảy ra những mâu thuẫn hay xung đột giữa các bên. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, các quan hệ thương mại có xu hướng đa dạng và phức tạp hơn khiến cho số lượng những tranh chấp thương mại cũng gia tăng. Hiện nay, chưa có quy định pháp luật cụ thể nào chỉ rõ có tất cả bao nhiêu loại tranh chấp thương mại.

II. Tìm hiểu về tranh chấp kinh tế thương mại

Tranh chấp kinh tế thương mại được hiểu như sau: 

1. Thế nào là tranh chấp kinh tế thương mại

Căn cứ theo Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định rằng hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Như vậy, tranh chấp kinh tế thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng xảy ra giữa hai bên hợp tác với nhau về quyền, nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại.

2. Có những phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại nào?

Căn cứ Điều 317 Luật Thương mại 2005 quy định về những phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cụ thể rằng:

- Thương lượng giữa các bên.

- Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

- Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Tòa án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Tòa án do pháp luật quy định.

Như vậy, có 4 phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại là: Thương lượng, hòa giải, Tòa án hoặc Trọng tài

III. Quy định của pháp luật về tranh chấp kinh tế thương mại

Quy định của pháp luật về tranh chấp kinh tế thương mại như sau: 

1. Phân loại tranh chấp thương mại

Pháp luật không phân loại tranh chấp thương mại cụ thể. Tuy nhiên, tranh chấp thương mại được phân loại trong những trường phổ biến như sau: 

- Tranh chấp thương mại do nghĩa vụ thanh toán;

- Tranh chấp thương mại do giao hàng trễ hạn, không đúng chất lượng;

- Tranh chấp thương mại do Cung ứng dịch vụ không đúng yêu cầu, kết quả theo mong muốn của người được cung ứng;

- Tranh chấp thương mại do Trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm và hạn chế tổn thất.

Hồ sơ giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại

2. Hồ sơ giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại

Căn cứ Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thì hồ sơ giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại nộp tại Toà án như sau: 

– Đơn khởi kiện

– Tài liệu, chứng cứ chứng minh người đứng tên khởi kiện là người có quyền khởi kiện.

– Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện và của các đương sự có liên quan khác như: Giấy phép; quyết định thành lập doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; điều lệ hoạt động; quyết định bổ nhiệm; giấy ủy quyền cho người đại diện doanh nghiệp (nếu có).

– Hợp đồng (nếu tranh chấp phát sinh từ hợp đồng).

– Biên bản bổ sung, phụ lục hợp đồng (nếu có).

– Tài liệu về thực hiện hợp đồng (nếu có).

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ (nếu tranh chấp về sở hữu trí tuệ).

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu công nghệ (nếu tranh chấp về chuyển giao công nghệ).

– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh đương sự là thành viên của công ty (nếu tranh chấp về thành viên của công ty).

– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. 

3. Trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại như sau: 

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại tại TAND cấp quận/huyện nơi bị đơn là cá nhân cư trú hoặc tổ chức có trụ sở làm việc, trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện. 

Hình thức gửi đơn:

– Nộp trực tiếp tại Tòa án;

– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Sau khi nhận đơn khởi kiện, Tòa án có trách nhiệm thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Tùy theo hình thức nộp đơn mà Tòa án có hình thức thông báo khác nhau theo luật định. 

Bước 2: Thụ lý vụ án

– Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án thì:

+ Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

+ Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện.

– Vụ án được thụ lý khi người khởi kiện nộp cho Tòa biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án thụ lý ngay. 

Bước 3: Giải quyết vụ án

Sau khi Thụ lý vụ án, Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo trình tự như sau: 

– Thông báo về việc thụ lý vụ án:

Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải:

+ Thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án 

+ Thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

– Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được Thông báo của Tòa án thì bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu chứng cứ kèm theo.

– Bị đơn có quyền yêu cầu phản tố với nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

– Thời hạn chuẩn bị xét xử là 02 tháng kể từ ngày thụ lý. Trường hợp vụ án có tính chất phức tạp, Chánh án Tòa án có thể gia hạn thêm 01 tháng.

– Hòa giải:

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

+ Trường hợp đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành, hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Thẩm phán phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có hiệu lực pháp luật ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

+ Trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử. 

– Quyết định đưa vụ án ra xét xử: Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa Sơ thẩm.

– Thủ tục phiên tòa Sơ thẩm tuân theo đúng trình tự được quy định trong Bộ luật Tố Tụng Dân Sự.

– Bản án cuối cùng có hiệu lực pháp luật (hoặc quyết định) của Tòa án là kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp.

Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến tranh chấp kinh tế thương mại

IV. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến tranh chấp kinh tế thương mại

1. Khởi kiện tranh chấp kinh tế thương mại ra trọng tài được không?

Căn cứ khoản 3 Điều 317 Luật Thương mại 2005 quy định tranh chấp kinh tế thương mại có thể giải quyết tại Trọng tài.

Theo khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010, tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Như vậy, tranh chấp kinh tế thương mại có thể giải quyết bằng Trọng tài nếu đáp ứng điều kiện theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. 

2. Thời hạn giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại bao lâu?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp về kinh doanh, thương mại theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật. 

Sau khi kết thúc thủ tục chuẩn bị xét xử, phiên tòa sơ thẩm sẽ được tổ chức. Ngoài ra, trong trường hợp có kháng nghị, kháng cáo, thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm có thể được diễn ra. 

Như vậy, một vụ án về tranh chấp kinh tế thương mại thường sẽ có thời hạn giải quyết từ 2 tháng trở lên, thậm chí kéo dài vài năm nếu có nhiều tình tiết phức tạp. 

3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi có xảy ra tranh chấp kinh tế thương mại được không?

Căn cứ Điều 303 Luật Thương mại 2005 quy định sẽ được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi có đủ các yếu tố sau: 

- Có hành vi vi phạm hợp đồng;

- Có thiệt hại thực tế;

- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Như vậy, việc yêu cầu bồi thường thiệt hại khi có xảy ra tranh chấp kinh tế thương mại sẽ được bồi thường khai đáp ứng đủ các yếu tố như trên.

 

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài đề tranh chấp kinh tế thương mại. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về đề tranh chấp kinh tế thương mại, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: PHP Startup: Unable to load dynamic library 'pdo_mysql.so' (tried: /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so: cannot open shared object file: No such file or directory), /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so: cannot open shared object file: No such file or directory))

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: