Quy định pháp luật về Tự công bố lưu hành giống cây trồng

Hiện nay tự công bố lưu hành giống cây trồng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, an toàn và sự minh bạch trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống cây trồng. Tự công bố lưu hành yêu cầu tổ chức, cá nhân phải đảm bảo rằng giống cây trồng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và an toàn. Điều này giúp ngăn chặn việc lưu hành các giống cây trồng không đạt tiêu chuẩn, gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.

 Nhu cầu tự công bố lưu hành giống cây trồng 

Vậy thực trạng liên quan đến tự công bố lưu hành giống cây trồng hiện nay như thế nào? Các quy định pháp luật liên quan đến tự công bố lưu hành giống cây trồng và những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến tự công bố lưu hành giống cây trồng?

I. Nhu cầu tự công bố lưu hành giống cây trồng 

Nhu cầu tự công bố lưu hành giống cây trồng xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng, an toàn và tính hợp pháp của các giống cây trồng được sản xuất, kinh doanh trên thị trường. Tự công bố lưu hành giúp giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc đảm bảo chất lượng giống cây trồng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, kiểm soát giống cây trồng của các cơ quan nhà nước.

II. Quy định pháp luật về tự cô ng bố lưu hành giống cây trồng 

1. Tự công bố lưu hành giống cây trồng là gì 

Tự công bố lưu hành giống cây trồng là quá trình mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc kinh doanh giống cây trồng tự chịu trách nhiệm công bố về chất lượng, nguồn gốc và các tiêu chuẩn kỹ thuật của giống cây trồng đó, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu pháp luật hiện hành trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường.

2. Tổ chức tự công bố lưu hành giống cây trồng phải đảm bảo giống cây trồng đáp ứng yêu cầu nào theo quy định? 

Căn cứ Điều 17 Luật trồng trọt 2018 thì tổ chức tự công bố lưu hành giống cây trồng phải đảm bảo giống cây trồng cần đáp ứng yêu cầu theo quy định sau:

  • Điều kiện tự công bố lưu hành giống cây trồng bao gồm:
  • Có tên giống cây trồng;
  • Có giá trị canh tác, giá trị sử dụng đạt tiêu chuẩn quốc gia đối với loài cây trồng tự công bố lưu hành; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở;
  • Có thông tin về giống cây trồng, quy trình sản xuất do tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng biên soạn.
  • Tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với thông tin đã công bố.

 Tự công bố lưu hành giống cây trồng được thực hiện theo mấy bước? 

  • Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục tự công bố lưu hành giống cây trồng theo quy định tại Điều 6 Nghị định 94/2019/NĐ-CP 

3. Tự công bố lưu hành giống cây trồng được thực hiện theo mấy bước? 

Căn cứ tiểu mục 1 Mục A Phần II thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 151/QĐ-BNN-TT năm 2020 quy định về trình thực thực hiện thủ tục tự công bố lưu hành giống cây trồng như sau:

  • Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt.
  • Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
  • Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.
  • Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.
  • Bước 3: Đăng tải trên cổng thông tin điện tử.
  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng, Cục Trồng trọt đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.
  • Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định: Cục Trồng trọt thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.

III. Giải đáp một số câu​​​​​​​ hỏi về tự công bố lưu hành giống cây trồng 

1. Hồ sơ tự công bố lưu hành giống cây trồng 

Căn cứ Điều 6 Nghị định 94/2019/NĐ-CP thì hồ sơ tự công bố lưu hành giống cây trồng bao gồm:

  • Bản tự công bố lưu hành giống cây trồng theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Quy trình canh tác của giống do tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng biên soạn.
  • Bản công bố các thông tin về giống cây trồng theo Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tự công bố lưu hành giống cây trồng được quy định ra sao? 

Căn cứ Điều 31 Luật trồng trọt 2018 thì Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tự công bố lưu hành giống cây trồng được quy định như sau:

  • Tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng được quyền lưu hành giống cây trồng hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác lưu hành giống cây trồng.
  • Tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền công nhận lưu hành giống cây trồng có nghĩa vụ sau đây:
  • Duy trì tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn tính, giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng trong quá trình lưu hành, trừ trường hợp được cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng quy định tại Điều 16 của Luật này;
  • Bồi thường thiệt hại khi lưu hành giống cây trồng không đúng với giống đã được cấp quyết định công nhận lưu hành; lưu hành giống giả, giống không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hoặc tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng hoặc tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng đã công bố; cung cấp sai thông tin về giống cây trồng và quy trình sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
  • Tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành hoặc được ủy quyền tự công bố lưu hành giống cây trồng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi lưu hành giống cây trồng không đúng với giống đã tự công bố lưu hành; lưu hành giống giả, giống không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở đã công bố; cung cấp sai thông tin về giống cây trồng và quy trình sản xuất đã công bố.

3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ tự công bố lưu hành giống cây trồng

Căn cứ tiểu mục 1 Mục A Phần II thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 151/QĐ-BNN-TT năm 2020 quy định về trình thực thực hiện thủ tục tự công bố lưu hành giống cây trồng thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ tự công bố lưu hành giống cây trồng là Cục trồng trọt.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về tự công bố lưu hành giống cây trồng

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện tự công bố lưu hành giống cây trồng:

  • Giải đáp các câu hỏi và thắc mắc liên quan đến tự công bố lưu hành giống cây trồng.
  • Hướng dẫn chi tiết các bước cần thực hiện trong quá trình tự công bố lưu hành giống cây trồng.
  • Đại diện khách hàng trong các buổi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước khi cần thiết.
  • Hỗ trợ soạn thảo các tài liệu cần thiết như đơn tự công bố, bản mô tả đặc điểm giống cây trồng, kết quả khảo nghiệm, kiểm nghiệm.
  • Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến tự công bố lưu hành giống cây trồng NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan