Khi lên kế hoạch đi du lịch ở nơi nào đó, việc đầu tiên chúng ta nghĩ đến là tìm khách sạn, nhà hàng, danh lam thắng cảnh,...Tại Việt Nam, không quá khó để bắt gặp một cơ sở lưu trú du lịch bất kỳ nào trên đường. Tuy nhiên, số lượng cơ sở lưu trú quá nhiều khiến du khách hoang mang lúng túng trước những sự lựa chọn. Để giải quyết tình trạng này, pháp luật Việt Nam đã phân ra theo từng loại, từng hạng nhằm mang đến tâm lý thoải mái nhất, tiết kiệm thời gian tìm kiếm, chi phí phù hợp với túi tiền của mình. Trong bài viết này, NPLaw sẽ thông tin đến bạn các vấn đề về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.
Căn cứ Khoản 12, Điều 3, Luật Du lịch 2017 thì "Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.”
Theo Điều 48 Luật Du lịch 2017 quy định về Các loại cơ sở lưu trú du lịch gồm:
Như vậy, có thể hiểu rằng, các khách sạn, biệt thự, căn hộ, tàu thủy lưu trú du lịch được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc gia thông qua các cơ sở vật chất, dịch vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên,...
Việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch phải dựa trên những tiêu chí nào? NPLaw sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây:
Hạng cơ sở lưu trú du lịch được chia thành các hạng 01 sao, 02 sao, 03 sao, 04 sao và 05 sao.
Theo đó:
Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, cùng NPLaw tìm hiểu:
Theo quy định tại Điều 50 Luật Du lịch 2017 thì cá nhân, tổ chức kinh doanh được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với Tổng cục Du lịch đối với cơ sở 04 sao và 05 sao; đăng ký tại Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh đối với cơ sở có thứ hạng thấp hơn.
Thủ tục đăng ký công nhận khá phức tạp, không phải ai cũng thể làm được. NPLaw xin thông tin đến bạn như sau:
4.1. Hồ sơ xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm những gì
Bước 1: Nộp 01 bộ hồ sơ như đã đề cập ở trên đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
*Lưu ý: Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thông báo đến cá nhân, tổ chức kinh doanh bằng văn bản.
Bước 2: Thực hiện đóng phí và lệ phí theo quy định pháp luật.
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định công nhận thứ hạng. Cá nhân, tổ chức có thể xem kết quả trên biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được gắn ở khu vực cửa chính của cơ sở lưu trú du lịch.
Bước 4: Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch có thời hạn 05 năm. Sau khi hết thời hạn, tổ chức, cá nhân phải đăng ký xếp hạng lại nếu có nhu cầu.
NPLaw xin phép giải đáp một số vấn đề mà khách hàng thường gặp phải:
- Tăng độ uy tín cho các khách sạn.
- Tăng độ tin cậy dịch vụ để du khách sẵn sàng chuẩn bị chi phí và nhu cầu phù hợp.
- Quảng bá hình ảnh, dịch vụ cho các khách sạn trên các thông tin phương tiện đại chúng.
- Cơ quan chức năng dễ dàng quản lý, kiểm tra.
Với những lợi ích kể trên, các cá nhân tổ chức nên đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, việc đạt thứ hạng càng cao sẽ mang lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp.
Cũng như các cơ sở lưu trú thứ hạng khác thì cơ sở lưu trú du lịch 4 sao cũng sẽ mất khoảng 30 ngày (nếu hồ sơ hợp lệ) để được thẩm định xếp hạng.
Cơ sở lưu trú du lịch được phân loại, xếp hạng cụ thể như sau:
Theo pháp luật Việt nam hiện hành, hạng cơ sở lưu trú du lịch thấp nhất là 01 sao và cao nhất là 05 sao.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn