QUY ĐỊNH VỀ BÁN HÀNG CHO DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI

 

I. Tìm hiểu về bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài

Bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài là hoạt động thương mại trong đó một doanh nghiệp tại Việt Nam cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho một tổ chức, công ty có trụ sở tại nước ngoài. Giao dịch này có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác hoặc cung cấp dịch vụ xuyên biên giới. Việc xác định bản chất của giao dịch này có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng các quy định về thuế, hợp đồng và phương thức thanh toán.

II. Quy định pháp luật về bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài

1. Thế nào là bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài

Bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài được hiểu là hoạt động thương mại trong đó một doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện việc cung cấp hàng hóa cho một doanh nghiệp có trụ sở tại nước ngoài theo hợp đồng mua bán. Giao dịch này có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau như xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác hoặc bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam.

Thế nào là bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoàiThế nào là bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài

2. Những lưu ý khi bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài

Để thực hiện bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài, các bên cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Xác định rõ tư cách pháp lý của doanh nghiệp nước ngoài.

  • Thống nhất điều khoản hợp đồng bằng văn bản để tránh tranh chấp.

  • Tuân thủ các quy định về thuế và hải quan.

  • Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp để giảm thiểu rủi ro nợ xấu.

  • Đảm bảo hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của đối tác.

3. Có được lựa chọn nơi giải quyết tranh chấp khi bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài không

Theo quy định hiện nay, các bên trong quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài có thể thỏa thuận chọn tòa án nước ngoài để giải quyết tranh chấp, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo khoản 1 Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, gồm:

  • Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;

  • Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;

  • Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.

Như vậy, các bên được lựa chọn nơi giải quyết tranh chấp khi bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài theo quy định trên.

III. Một số thắc mắc về bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài

1. Tin nhắn zalo có được xem là nguồn chứng cứ thể hiện việc bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài không

Khoản 1 Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”. 

Khoản 7 Điều 683 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng như sau: “Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam”.

Ngoài ra, khoản 1 Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 xác định chứng cứ như sau: “Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận”.

Do vậy, tin nhắn zalo có thể được xem là nguồn chứng cứ thể hiện việc bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài theo các quy định trên. 

Quy định về bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài

 

Quy định về bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài

2. Có được phạt trên 20% khi bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài không

Điều 301 Luật thương mại 2005 quy định về mức phạt vi phạm như sau: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”.

Theo đó, thương nhân, tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến thương mại khi thỏa thuận về phạt vi phạm không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

3. Im lặng nhưng giao hàng cho doanh nghiệp nước ngoài thì có được coi là các bên đã ký kết hợp đồng không?

Khoản 1 Điều 400 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết”.

Đồng thời tại khoản 2 Điều 393 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”.

Ngoài ra, trong thực tế xét xử, sự im lặng thể hiện đồng ý giao kết hợp đồng nếu:

  • Bên im lặng biết bên kia thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng không phản đối.

  • Bên im lặng đã thực hiện nghĩa vụ của mình với bên kia.

  • Im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng nhưng sau đó yêu cầu bên kia thực hiện hợp đồng.

Như vậy, trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên thì việc một bên im lặng nhưng giao hàng cho bên kia được xem là các bên đã ký kết hợp đồng.

4. Doanh nghiệp chế xuất bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài thì có chịu thuế giá trị gia tăng không?

Khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau: “... Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu”.

Như vậy, doanh nghiệp chế xuất thuộc khu phi thuế quan, do đó khi bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định trên.

5. Bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài có được thực hiện bằng ngạoi tệ không? Tại sao?

Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam: “Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối”.

Như vậy, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN thì mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá... không được thực hiện bằng ngoại tệ.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài

Trên đây là bài viết của NPLaw về bán hàng cho doanh nghiệp nước ngoài hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan