QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT

Trên Trái Đất, nước ngọt chỉ chiếm 3%, còn lại nước mặn (nước muối). Trong đó, nước ngọt bao gồm: nước mặt, nước ngầm và nước chảy ngầm? Bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết hơn. Cùng với đó là những thông tin về hiện trạng nước mặt hiện nay. 

I. Tìm hiểu về môi trường nước mặt

1. Môi trường nước mặt là gì? Phân loại nguồn nước mặt?

Nước mặt là nguồn nước tồn tại trên bề mặt của Trái Đất. Ví dụ như: nước trong ao, hồ, sông suối, thác, đầm lầy, đập chứa thủy điện... Hiểu một cách đơn giản, mọi nguồn nước chúng ta có thể nhìn thấy trên bề mặt mà không phải trải qua quá trình đào bới đều có thể gọi là nước mặt. Nước mặt sẽ không chứa muối, được bổ sung từ các nguồn như nước mưa và nước ngầm.

Nước mặt được chia thành 3 loại chính, bao gồm như sau:

  • Nước mặt vĩnh viễn: Là loại nước có quanh năm. Có thể kế đến như: nước sông, đầm và hồ.
  • Nước mặt bán vĩnh cửu: Là các vùng nước chỉ xuất hiện tại một thời điểm nhất định trong năm. Ví dụ như: nước trong lạch, đầm phá hay hố nước.
  • Nước mặt nhân tạo: Là phần nước được con người tạo ra và chứa trong các hệ thống xây dựng. Bao gồm: khu vực hồ, đập và đầm lầy nhân tạo. Nguồn nước mặt nhân tạo được lấy từ sông đưa vào dạng thủy điện.

Môi trường nước mặt có bị ô nhiễm không?

2. Môi trường nước mặt có bị ô nhiễm không?

Nước mặt cũng có thể bị ô nhiễm với tác nhân gây bệnh và các bệnh qua đường nước, mà thường là kết quả của rò rỉ nước cống, nước thải từ các nhà máy làm thịt động vật. Các loại virus và vi khuẩn làm ô nhiễm nước có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nguy hiểm cho con người như giardia, thương hàn và viêm gan.

II. Quy định pháp luật về môi trường nước mặt

1. Đặc điểm và tính chất môi trường nước mặt

Tùy vào đặc tính của đất mà nước chảy qua đến những nơi chứa mà nước mặt sẽ có thành phần hóa học khác nhau.

Trong quá trình hòa tan các phần tử khác nhau bằng cách trao đổi trên bề mặt nước – không khí, nước mặt sẽ tự các khí hòa tan như N2, O2 hoặc CO2.

Nước mặt có chứa một lượng lớn các chất lơ lửng, đặc biệt là trong dòng chảy. Do đó, khi thiết kế thiết bị xử lý nước mặt, chúng ta không thể bỏ qua công đoạn keo tụ, tạo bông các hạt lơ lửng. Tại các đập chứa nước, do thời gian nước dừng lại lâu nên sự lắng gạn tự nhiên của các phần tử có kích thước lớn sẽ xuất hiện. Độ đục của nước lúc này là do những chất keo gây ra.

Trong nước mặt có mặt nhiều chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên. Chúng được tạo ra bởi sự phân hủy các chất hữu cơ của động, thực vật sống trên bề mặt chứa nước hoặc trong những con sông, hồ và xác vi sinh vật tự phân hủy sau khi chết.

Tồn tại các sinh vật nổi: Nước mặt là nơi cư trú và phát triển của tảo và động vật nổi. Khi gặp điều kiện thuận lợi, hệ sinh thái nước mặt bao gồm các loài động, thực vật, cá có thể phát triển mạnh.

Sự thay đổi nhiệt độ, chất lượng nước diễn ra hàng ngày, thay đổi theo mùa, tùy vào lượng ánh sáng mặt trời, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa hoặc diễn ra ngẫu nhiên do mưa giông, ô nhiễm. Tại những nơi chứa nước mặt, chất lượng nước hàm lượng các yếu tố như sắt, mangan, sinh vật nổi, oxy… có sự thay đổi từ trên bề mặt đến đáy bể chứa, tùy thuộc vào chu kỳ của một năm.

2. Doanh nghiệp làm môi trường nước mặt bị ô nhiễm sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cụ thể như sau:

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: giấy phép môi trường; giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; giấy phép tiếp cận nguồn gen; giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; quyết định công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen; quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen (sau đây gọi chung là giấy phép) hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;

c) Việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn đối với cơ sở hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp hành vi vi phạm của cơ sở không gây ô nhiễm môi trường hoặc cơ sở đã chấm dứt hành vi vi phạm hoặc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm do hành vi vi phạm hành chính gây ra. Thời điểm đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn được tính từ thời điểm cơ quan nhà nước đã giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu giao nhiệm vụ, chỉ định đơn vị hoặc lựa chọn được nhà thầu khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công.

Giải đáp các câu hỏi liên quan đến môi trường nước mặt

III. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến môi trường nước mặt

1. Bảo vệ môi trường nước mặt gồm những hoạt động gì?

Tại Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt như sau:

- Nội dung bảo vệ môi trường nước mặt bao gồm:

+ Thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý nước thải xả vào môi trường nước mặt;

+ Quan trắc, đánh giá chất lượng nước, trầm tích, môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt và công khai thông tin phục vụ quản lý, khai thác và sử dụng nước mặt;

+ Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt; công bố các khu vực môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải; đánh giá hạn ngạch xả nước thải vào môi trường nước mặt;

+ Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi và cải thiện môi trường nước mặt bị ô nhiễm;

+ Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích sông liên quốc gia và chia sẻ thông tin phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật và thông lệ quốc tế.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:

+ Hướng dẫn đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ; hướng dẫn đánh giá chất lượng môi trường nước mặt;

+ Tổ chức thực hiện đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh; tổ chức kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm và tổ chức xử lý ô nhiễm sông, hồ liên tỉnh; xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường;

+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh và giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, cải thiện chất lượng nước tại sông, hồ liên tỉnh.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

+ Xác định các sông, hồ nội tỉnh và nguồn nước mặt khác trên địa bàn có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, lập hành lang bảo vệ nguồn nước mặt trên địa bàn; xác định khu vực sinh thủy;

+ Công khai thông tin các nguồn thải vào môi trường nước mặt trên địa bàn; thu thập thông tin, dữ liệu về hiện trạng môi trường nước mặt, nguồn thải và tổng lượng thải vào môi trường nước mặt thuộc sông, hồ liên tỉnh trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; chỉ đạo tổ chức đánh giá thiệt hại do ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn theo quy định;

+ Tổ chức hoạt động phòng ngừa và kiểm soát các nguồn thải vào nguồn nước mặt trên địa bàn; thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt, cải thiện chất lượng nước mặt trên địa bàn theo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt;

Môi trường nước mặt được bảo vệ thế nào theo quy định hiện nay

+ Tổ chức đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, đánh giá khả năng chịu tải, hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này; công bố thông tin về môi trường nước mặt trên địa bàn không còn khả năng chịu tải;

+ Ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này; tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh trên địa bàn.

Như vậy, trong hoạt động bảo vệ môi trường, chiu trách nhiệm chính là Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp đến là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Môi trường nước mặt được bảo vệ thế nào theo quy định hiện nay

Để đảm bảo chất lượng của các hoạt động bảo vệ môi trường cụ thể về việc bảo vệ môi trường nước mặt được thực hiện thông qua các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường 2020 bao gồm:

Nội dung bảo vệ môi trường nước mặt bao gồm:

- Thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý nước thải xả vào môi trường nước mặt;

- Quan trắc, đánh giá chất lượng nước, trầm tích, môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt và công khai thông tin phục vụ quản lý, khai thác và sử dụng nước mặt;

- Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt; công bố các khu vực môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải; đánh giá hạn ngạch xả nước thải vào môi trường nước mặt;

- Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi và cải thiện môi trường nước mặt bị ô nhiễm;

- Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích sông liên quốc gia và chia sẻ thông tin phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật và thông lệ quốc tế.

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài môi trường nước mặt. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về môi trường nước mặt, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan