TẠI SAO CẦN PHẢI XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI?

Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 70% số dân sống ở vùng nông thôn. Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế-xã hội nước ta. Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số lượng lẫn quy mô. Tuy nhiên, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cư đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Chính vì vậy,  mà cần phải xử lý nước thải chăn nuôi

I. Thực trạng xử lý nước thải chăn nuôi hiện nay

Ngành Chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay có xu hướng chuyển dịch từ quy mô nông hộ sang chăn nuôi tập trung và thâm canh với quy mô lớn. Cùng với xu hướng đó, ô nhiễm môi trường chăn nuôi tại các vùng nông thôn ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng, nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do chăn nuôi nhỏ lẻ, không kiểm soát được xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát ở Việt Nam, chăn nuôi quy mô trang trại và thâm canh, mặc dù có áp dụng biện pháp xử lý môi trường, nhưng vẫn gây ô nhiễm nghiêm trọng do các nguyên nhân về công tác quản lý môi trường và áp dụng công nghệ chưa phù hợp.

/upload/images/giay-phep/hinh-anh-1(8).jpeg

 

II. Nước thải chăn nuôi là gì?

Vậy nước thải chăn nuôi là gì? Tại  sao cần phải xử lý nước thải chăn nuôi ?

1. Nước thải chăn nuôi là gì?

Nước thải chăn nuôi là  nước thải xả ra từ quá trình chăn nuôi các loại động vật, bao gồm cả chăn nuôi của hộ gia đình.

2. Tại sao cần phải xử lý nước thải chăn nuôi?

Việc xử lý nước thải trong chăn nuôi tốt giúp giảm mùi hôi thối, hạn chế mầm bệnh, bảo vệ môi trường sống, tránh gây ô nhiễm môi trường. Chẳng những vậy, chất thải chăn nuôi sinh ra khí đốt trong quá trình xử lý nước thải chăn nuôi còn mang lại giá trị kinh tế vô cùng to lớn.

III. Quy định pháp luật về xử lý nước thải chăn nuôi

Xử lý chất thải chăn nuôi phải thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 12/2021/TT-BTNMT được quy định như sau: 

Xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ

a) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi nông hộ được xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp sau: ủ compost, công nghệ khí sinh học (biogas), chế phẩm sinh học, đệm lót sinh học hoặc các giải pháp khác để sử dụng cho cây trồng;

b) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi trang trại đã qua xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản. Trong thời gian chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành;

c) Việc vận chuyển chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa được xử lý ra khỏi cơ sở chăn nuôi thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Xử lý nước thải chăn nuôi

a) Nước thải chăn nuôi trong chăn nuôi nông hộ được xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp sau: công nghệ khí sinh học, ao sinh học, chế phẩm sinh học hoặc các biện pháp khác được sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo hạn chế phát sinh mùi hôi, thối và không để chảy tràn ra môi trường xung quanh;

b) Nước thải chăn nuôi trong chăn nuôi trang trại đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng, được sử dụng tưới cho cây trồng hoặc mục đích khác trong khuôn viên trang trại. Việc sử dụng nước thải chăn nuôi phải đảm bảo hạn chế phát sinh mùi hôi, thối và không để chảy tràn ra môi trường xung quanh.

Khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật mới trong quá trình xử lý chất thải chăn nuôi.

/upload/images/giay-phep/hinh-anh-2(6).jpeg

 

IV. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về nước thải chăn nuôi

1. Vi phạm quy định xử lý chất thải chăn nuôi bị xử phạt như thế nào?

Hành vi vi phạm các quy quy định về xử lý các chất thải chăn nuôi nông hộ thì hoàn toàn có thể sẽ bị xử phạt với mức tiền lên đến là 1.000.000 đồng đối với cá nhân và đối với tổ chức là 2.000.000 đồng.

2. Lượng nước thải mà cơ sở chăn nuôi trang trại xả ra môi trường nước là 5 mét khối trên ngày có vi phạm pháp luật không?

Cơ sở chăn nuôi trang trại được phép xả lượng nước thải ra môi trường nước 5 mét khối/ngày theo quy định tại QCVN 62-MT:2016/BTNMT. Như vậy,  đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật.

3. Việc xả nước thải trực tiếp ra môi trường với lượng nhỏ chưa qua xử lý của cơ sở chăn nuôi trang trại có thể bị xử phạt như thế nào?

Việc xả nước thải trực tiếp ra môi trường với lượng nhỏ chưa qua xử lý của cơ sở chăn nuôi trang trại có thể bị xử phạt như sau: 

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn

4. Hộ chăn nuôi không đảm bảo tiêu chuẩn hệ thống lắng, ủ, thu gom nước thải bị xử lý vi phạm như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định 14/2021/NĐ-CP thì hộ chăn nuôi không đảm bảo tiêu chuẩn hệ thống lắng, ủ, thu gom nước thải bị xử lý phạt tiền thấp nhất từ 3.000.000 đồng đến mức cao nhất là 10.000.000 đồng tùy vào quy mô của hộ chăn nuôi.

/upload/images/giay-phep/hinh-anh-3(9).jpeg

5. Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi trang trại là bao nhiêu?

Hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị xử phạt thấp nhất từ 1.000.000 đồng đến mức cao nhất là 7.000.000 đồng tùy vào quy mô của hộ chăn nuôi.

Trên đây là những thông tin xoay quanh nước thải chăn nuôi. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về nước thải chăn nuôi, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan