Trong tổ chức hợp tác thì sự có mặt của các thành viên hợp tác giữ vai trò quan trọng cho sự phát triển của tổ chức. Theo đó thì thành viên hợp tác có thể là cá nhân, tổ chức cùng nhau đạt các mục tiêu chung được đề ra, góp phần tạo ra những giá trị cho sự hình thành và phát triển lâu dài. Đặc biệt đối với hình thức hợp tác xã thì thành viên hợp tác lại giữ vai trò then chốt trong tổ chức này.
Các văn bản hiện hành quy định về thành viên hợp tác trong hợp tác xã: Luật Hợp tác xã 2023; Nghị định 113/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã 2023; Thông tư 09/2024/TT-BKHĐT về biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và quy định về nội dung thông tin, việc cập nhật, khai thác và quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã; Nghị định 92/2024/NĐ-CP về đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Căn cứ khoản 7 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về hợp tác xã thì có thể hiểu thành viên hợp tác là các thành viên hợp tác tương trợ trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội của thành viên, góp phần xây dựng cộng đồng xã hội phát triển bền vững; thực hiện quản trị tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ.
Theo đó, các thành viên hợp tác có thể đóng góp kỹ năng, tài nguyên, kiến thức hoặc công sức để thúc đẩy sự phát triển và thành công của dự án hoặc mục tiêu mà họ đang tham gia. Đối với mô hình hợp tác xã, thành viên hợp tác thường là những người tham gia vào tổ chức với vai trò sở hữu, quản lý, hoặc tham gia vào các hoạt động chung của tổ chức đó. Các thành viên này có thể hưởng quyền lợi từ việc tham gia vào hợp tác xã, như chia sẻ lợi nhuận hoặc được hỗ trợ các dịch vụ từ tổ chức. Tóm lại, thành viên hợp tác giữ một vai trò và nhiệm vụ then chốt, góp phần tạo nên sự thành công của tổ chức.
Căn cứ vào Luật Hợp tác xã 2023 có thể tổng hợp các trường hợp được xem là thành viên hợp tác như sau:
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã khác hoặc các tổ chức có mục tiêu kinh tế có thể gia nhập một hợp tác xã
- Các tổ chức có tư cách pháp nhân: công ty, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, hoặc các tổ chức phi lợi nhuận. Mục đích của những tổ chức này tham gia hợp tác xã để tìm kiếm cơ hội hợp tác trong sản xuất, kinh doanh, hoặc các lĩnh vực khác.
- Cá nhân tham gia hợp tác xã thông quá đóng góp vốn, công sức hoặc tài sản. Các cá nhân này có quyền lợi và nghĩa vụ nhất định tùy theo mức độ tham gia và vốn góp.
- Đối với hợp tác xã nông nghiệp thì thành viên hợp tác có thể là các cá nhân nông dân và lao động.
- Các cá nhân tổ chức tham gia từ đầu, giúp xây dựng và thành lập hợp tác xã, được xem là thành viên sáng lập.
- Sau khi hợp tác xã được thành lập những cá nhân hoặc tổ chức khác có thể gia nhập với điều kiện đóng góp vốn và tham gia vào các hoạt động chung của hợp tác xã
- Ngoài ra còn có các thành viên có sự góp vốn, đóng góp công sức,...
Tóm lại những trường hợp được xem là thành viên hợp tác thông thường là các cá nhân, tổ chức hoặc các thành viên tham gia vào hợp tác xã với hình thức góp vốn, tài sản, công sức. Từ đó, những thành viên hợp tác sẽ có các quyền và lợi ích nhất định trong tổ chức.
Căn cứ Điều 30 Luật Hợp tác xã 2023 thì quy định điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã như sau:
* Đối với thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã bao gồm:
- Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Các thành viên của tổ chức này phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã;
- Pháp nhân Việt Nam.
* Đối với thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã bao gồm:
- Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; khi tham gia các giao dịch dân sự, lao động thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Các thành viên của tổ chức này phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã;
- Pháp nhân Việt Nam.
* Cá nhân, tổ chức phải có đơn tự nguyện gia nhập, góp vốn hoặc nộp phí thành viên và đáp ứng điều kiện quy định của Luật này và Điều lệ.
* Thành viên của hợp tác xã có thể đồng thời là thành viên của nhiều hợp tác xã, trừ trường hợp Điều lệ có quy định khác.
* Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia là thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan;
- Điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về đầu tư.
* Hợp tác xã có thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.
* Tổng số thành viên chính thức là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài phải chiếm tỷ lệ dưới 35% tổng số thành viên chính thức của hợp tác xã.
Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về việc thành viên hợp tác có thể đồng thời là thành viên góp vốn. Tuy nhiên, căn cứ theo Luật Hợp tác xã 2023 quy định về thành viên thì theo đó thành viên chính thức bao gồm các thành viên góp vốn. Có thể thấy, dù không có quy định cụ thể nhưng thành viên trong hợp tác xã cũng là có thể là thành viên góp vốn, căn cứ điều kiện và quy định trong Điều lệ của Hợp tác xã. Điều này có nghĩa là người đó vừa tham gia vào các hoạt động đồng thời đóng góp vốn để hỗ trợ tài chính cho hoạt động của hợp tác xã.
Bên cạnh đó, theo Luật Doanh nghiệp 2020 đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần thì người điều hành và quản lý doanh nghiệp đồng thời có thể là thành viên thực hiện góp vốn vào công ty, điều này cũng tùy thuộc vào Điều lệ quy định.
Tóm lại, thành viên hợp tác vẫn có thể đồng thời là thành viên góp vốn tùy thuộc vào Điều lệ của từng tổ chức.
Theo khoản 3 Điều 90 Luật Hợp tác xã 2023 thì trường hợp thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn là cá nhân đã chết thì người hưởng thừa kế nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật này và Điều lệ, tự nguyện tham gia hợp tác xã thì trở thành thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết góp vốn và tiếp tục thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết góp vốn nếu không tham gia hợp tác xã thì được hưởng thừa kế phần vốn góp theo quy định của pháp luật. Đồng thời theo Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 thì trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên công ty.
Từ đó có thể thấy, khi thành viên hợp tác chết thì người thừa kế được thừa kế quyền và nghĩa vụ của họ nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định chung của pháp luật và Điều lệ của từng tổ chức.
Căn cứ Điều 31, Điều 32 Luật Hợp tác xã 2023 có quy định các quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã, cụ thể như sau:
+ Được hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ, việc làm (1);
+ Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và Điều lệ (2);
+ Được hưởng phúc lợi của hợp tác xã (3);
+ Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự Đại hội thành viên (4);
+ Được biểu quyết nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên (5);
+ Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu (6);
+ Kiến nghị, yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã (7);
+ Yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập Đại hội thành viên bất thường (8);
+ Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã (9);
+ Ra khỏi hợp tác xã theo quy định của Luật này và Điều lệ (10);
+ Được trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của Luật này và Điều lệ (11);
+ Được nhận phần giá trị tài sản còn lại của hợp tác xã theo quy định của Luật này và Điều lệ (12);
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật (13);
+ Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ (14).
+ Các quyền quy định tại các điểm (2), (3), (7), (9), (1), (11), (12), (13) và (14) của thành viên chính thức;
+ Tham gia và phát biểu nhưng không được biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên khi được mời.
+ Các quyền quy định tại các điểm (1), (3), (9), (10), (13) và (14) của thành viên chính thức;
+ Tham gia và phát biểu nhưng không được biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên khi được mời.
+ Góp đủ, đúng thời hạn phần vốn góp đã cam kết theo quy định của Điều lệ (1);
+ Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã đã đăng ký hoặc góp sức lao động theo thỏa thuận với hợp tác xã (2);
+ Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã trong phạm vi phần vốn góp vào hợp tác xã (3);
+ Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ (4);
+ Tuân thủ tôn chỉ, mục đích, Điều lệ, quy chế của hợp tác xã, nghị quyết Đại hội thành viên và quyết định của Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc Giám đốc đối với tổ chức quản trị rút gọn (5);
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
+ Nộp phí thành viên theo quy định của Điều lệ. Phí thành viên không phải là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Phí và lệ phí.
+ Nghĩa vụ quy định tại các điểm (2), (4), (5) và (6) của thành viên chính thức.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thành viên hợp tác. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất nhé.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn