Mua, bán nợ là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ. Vậy thủ tục mua bán nợ được thực hiện như thế nào? Câu hỏi này sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây của NPLaw.
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng rất phổ biến trong đời sống. Trong quá trình thực hiện hợp đồng thì nhiều trường hợp bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả tài sản cho bên cho vay, dẫn đến món nợ kéo dài làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên cho vay. Vì thế để bảo đảm được quyền lợi của bên cho vay và bên vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, pháp luật cho phép bên cho vay có thể bán nợ cho cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. Mua bán nợ là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ.
Quy định này đem lại nhiều lợi ích đối với các bên như sau:
Đối với bên bán nợ: thủ tục mua bán giúp người bán nợ nhanh chóng thu hồi lại khoản nợ mà không mất nhiều thời gian và công sức. Đặc biệt là đối với các tổ chức tín dụng, việc mua bán nợ có thể đưa tỷ lệ nợ xấu về mức cân bằng, thủ tục này được coi là giải pháp tối ưu để giải quyết tình trạng bế tắc thu hồi lại tiền và xử lý nợ tồn đọng.
Đối với bên mua nợ thì đây được coi là một ngành nghề kinh doanh giúp họ kiếm thêm thu nhập. Tuy không bảo đảm có thể thu hồi toàn bộ số nợ, nhưng bù lại nếu nợ được thu hồi thì có thể mang lại lợi nhuận rất lớn cho bên mua nợ.
Mua bán nợ là một thủ tục rất quan trọng, ảnh hưởng đến lợi ích của các bên, chính vì vậy, pháp luật cần quy định cụ thể các nội dung liên quan đến thủ tục mua bán nợ. Trong quá trình thực hiện mua bán nợ, các bên cần lưu ý một số nội dung sau:
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 09/2015/TT-NHNN: Đồng tiền sử dụng trong mua, bán nợ là đồng Việt Nam. Việc sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch mua, bán nợ chỉ được thực hiện trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán khoản nợ bằng ngoại tệ cho bên mua nợ là người không cư trú.
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 09/2015/TT-NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thành lập Hội đồng mua, bán nợ phù hợp với điều lệ, quy định nội bộ về hoạt động mua, bán nợ. Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn (bao gồm cả việc xác định giá mua, nợ trong trường hợp mua bán theo thỏa thuận, giá khởi điểm trong trường hợp bán đấu giá khoản nợ) do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 09/2015/TT-NHNN Khoản nợ được định giá mua, bán đối với mua, bán nợ theo phương thức thỏa thuận, định giá khởi điểm đối với mua, bán nợ theo phương thức đấu giá như sau:
Giá mua, bán nợ, giá khởi điểm được xác định trên cơ sở giá trị ghi sổ khoản nợ, khoản lãi mà bên nợ sẽ phải trả trong tương lai, phân loại nhóm khả năng thu hồi của khoản nợ và giá trị tài sản bảo đảm (nếu có).
Tùy vào phương thức mua bán nợ mà các bên cần chuẩn bị hồ sơ cho phù hợp. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì cần phải có hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 09/2015/TT-NHNN, hồ sơ gồm:
Bên mua, bán nợ có thể là nhiều cá nhân, tổ chức khác nhau. Dưới đây NPLaw xin chia sẻ về trình tự thủ tục mua bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Bước 1 :Thủ tục chấp thuận hoạt động mua nợ nếu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bên mua nợ
Điều 7 Thông tư 09/2015/TT-NHNN có quy định về trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động mua nợ như sau:
Bước 2. Định giá khoản nợ
Các bên sẽ tiến hành định giá mua, bán nợ nếu mua bán nợ theo phương thức thỏa thuận hoặc giá khởi điểm nếu mua, bán nợ theo phương thức đấu giá
Bước 3. Tiến hành đàm phán hoặc đấu giá khoản nợ
Bước 4. Giao kết hợp đồng mua bán nợ
Sau khi thống nhất về giá mua, bán nợ, các bên tiến hành giao kết hợp đồng mua bán nợ với nội dung theo quy định tại Điều 13 Thông tư 09/2015/TT-NHNN.
Mua bán nợ sai pháp luật là thực hiện những hành vi mua bán nợ trái với quy định của pháp luật như không thực hiện giao kết hợp đồng hợp đồng mua bán nợ, có thực hiện giao kết hợp đồng nhưng không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật… và nhiều hành vi khác.
Đối với hành vi vi phạm quy định về mua bán nợ của tổ chức tín dụng, Điều 50 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập Hội đồng mua, bán nợ khi thực hiện mua, bán nợ.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Bán khoản nợ đã được sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự khác, trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán nợ;
b) Bên bán nợ mua lại các khoản nợ đã bán, trừ trường hợp quy định tại Điều 148đ Luật Các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động mua, bán nợ trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục nguyên trạng khoản nợ về trước thời điểm thực hiện hoạt động mua, bán nợ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên thì có hai mức phạt đối với 3 hành vi vi phạm của tổ chức tín dụng. Vì thế khi các bên (đặc biệt là tổ chức tín dụng) tham gia giao kết hợp đồng mua bán nợ cần lưu ý để tránh bị phạt.
Theo quy định tại Điều 450 Bộ luật dân sự năm 2015 về mua bán quyền tài sản:
“Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.
Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả”.
Theo quy định trên thì quyền đòi nợ là quyền tài sản. Vì vậy, ngân hàng có quyền bán nợ (tức là chuyển quyền đòi nợ) cho bên thứ ba, và thông báo bằng văn bản cho bên nợ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Thông tư 09/2015/TT-NHNN.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn