Hiện nay, các tổ chức, cá nhân kinh doanh đã có ý thức chấp hành pháp luật trong việc thực hiện niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên quá trình thực hiện vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn cần được tháo gỡ. Vậy thực trạng hiện nay nhà hàng bán không đúng giá niêm yết như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Trong xu thế hội nhập, phát triển của đời sống kinh tế, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng nhiều. Hòa chung nhịp đập của thị trường, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng về mẫu mã, chất lượng với nhiều mức giá khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, vẫn còn xuất hiện tình trạng nhiều cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng lòng tin của khách hàng không đúng giá niêm yết. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống, bởi sự chênh lệch về thời giá của nguyên liệu, thực trạng các nhà hàng bán không đúng giá niêm yết diễn ra tràn lan và khó kiểm soát.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Giá 2012 về niêm yết giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc nhà hàng bán không đúng giá niêm yết có nghĩa là cá nhân, tổ chức bán giá cao hơn, hoặc không niêm yết giá đúng trên thị trường, làm ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng.
Hiện nay, nhiều tổ chức cá nhân khi chấp hành các quy định về giá, bán hàng theo giá niêm yết còn mang tính hình thức, đối phó với các cơ quan chức năng. Nhiều chủ nhà hàng cho rằng, việc thực hiện niêm yết giá gặp nhiều khó khăn do giá cả các loại hàng hóa có sự biến động hàng ngày. Ngoài ra, tình trạng không niêm yết giá cũng diễn ra khá phổ biến, từ các mặt hàng gia dụng, đồ điện tử, quần áo cho đến gạo, mắm, muối, thịt, cá, rau, củ, quả... làm ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng. Chính vì thế, tình trạng niêm yết một đằng, bán hàng một nẻo đã làm giảm niềm tin của khách hàng.
Quy định của pháp luật về việc niêm yết giá như sau:
Căn cứ Điều 18 Nghị định 177/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện niêm yết đúng giá như sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết. Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá niêm yết.
- Đồng tiền niêm yết giá là Đồng Việt Nam trừ trường hợp pháp luật có quy định riêng.
- Giá niêm yết là giá hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó.
Căn cứ Điều 11 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kê khai giá sai so với mẫu văn bản kê khai giá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 25 Nghị định 45/2019/NĐ-CP (khoản 3 được sửa đổi bởi điểm a khoản 9 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP) như sau:
Đối với nhà hàng trong khu du lịch hoặc tại các cơ sở lưu trú du lịch, khi xảy ra tình trạng nâng giá hàng hóa, bán hàng không đúng theo giá niêm yết, khách du lịch có thể liên hệ với một trong các chủ thể như: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quản lý thị trường,... để trình báo vụ việc.
Theo Điều 42 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có thẩm quyền: Phạt tiền đến mức cao nhất đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá có thẩm quyền Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức, 105.000.000 đồng đối với cá nhân có các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
- Chánh Thanh tra Sở Tài chính có thẩm quyền Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá quy định tại Nghị định này;
-Thanh tra viên, Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về giá thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ.
Như vậy, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính gồm: Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Trưởng đoàn thanh tra , Chánh Thanh tra Sở Tài chính, Thanh tra viên, Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương có thẩm quyền.
Trên đây là những thông tin xoay quanh nhà hàng bán không đúng giá niêm yết . Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về nhà hàng bán không đúng giá niêm yết, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn