Cùng với sự phát triển của công nghệ và phương tiện điện tử, việc giao kết hợp đồng từ xa ngày càng trở nên phổ biến hơn. Vậy thực trạng giao kết hợp đồng từ xa hiện nay như thế nào? Quy định pháp luật về giao kết hợp đồng từ xa ra sao? Có những vướng mắc gì cần giải đáp về giao kết hợp đồng từ xa?
Để giải đáp vướng mắc này, Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:
Thực tế việc giao kết hợp đồng từ xa hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế về cả công nghệ và hành lang pháp lý điều chỉnh. Cụ thể:
Quy định pháp luật hiện hành về giao kết hợp đồng từ xa như sau:
Trên cơ sở quy định giải thích hợp đồng giao kết từ xa tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, có thể hiểu, giao kết hợp đồng từ xa là việc thực hiện ký kết hợp đồng giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông qua phương tiện điện tử hoặc điện thoại.
Khi thực hiện giao kết hợp đồng từ xa, tổ chức kinh doanh phải cung cấp cho người tiêu dùng thông tin sau:
-Tên của tổ chức, cá nhân kinh doanh, số điện thoại liên lạc, địa chỉ, trụ sở, địa chỉ cơ sở chịu trách nhiệm về đề nghị giao kết hợp đồng (nếu có);
-Chất lượng của hàng hóa, dịch vụ;
-Chi phí giao hàng (nếu có);
-Phương thức thanh toán, phương thức giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
-Thời gian có hiệu lực của đề nghị giao kết và mức giá đề nghị giao kết;
-Chi phí sử dụng phương tiện thông tin liên lạc cho việc giao kết hợp đồng nếu chi phí này chưa được tính vào giá của hàng hóa, dịch vụ;
-Chi tiết về tính năng, công dụng, cách thức sử dụng của hàng hóa, dịch vụ là đối tượng hợp đồng.
(Theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP)
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin cần cung cấp theo quy định đã nêu tại mục II.2 bài viết này thì trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Người tiêu dùng không phải trả bất kỳ chi phí nào liên quan đến việc chấm dứt đó và chỉ phải trả chi phí đối với phần hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng. (Căn cứ Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP)
Khi thực hiện giao kết hợp đồng từ xa thường có vướng mắc cần giải đáp sau:
Việc cản trở người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết trong thời hạn mười ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin theo quy định bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Theo Điểm c Khoản 1 Điều 53 Nghị định 98/2020/NĐ-CP)
Mức phạt trên áp dụng cho cá nhân thực hiện hành vi vi phạm. Đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm, mức xử phạt sẽ gấp hai lần mức phạt trên (theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Trường hợp việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện thông qua điện thoại, tổ chức, cá nhân kinh doanh cần phải nói rõ ngay từ đầu về tên, địa chỉ của mình và mục đích của cuộc đàm thoại. (Theo Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP)
Những rủi ro thường thấy khi thực hiện giao kết hợp đồng từ xa cụ thể như sau:
- Rủi ro về tính pháp lý:
+Hợp đồng giao kết từ xa được công nhận giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng truyền thống theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Điều kiện là hợp đồng giao kết từ xa phải đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật về chữ ký, phương thức,… đối với hợp đồng giao kết từ xa. Nếu chữ ký điện tử bằng hình ảnh hay các chữ ký không được chứng thực bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền thì chữ ký đó không có giá trị pháp lý với bên đại diện, và đương nhiên, hợp đồng giao kết từ xa sử dụng loại chữ ký đó trở nên vô hiệu, không có giá trị pháp lý.
- Rủi ro về chứng thực hợp đồng giao kết từ xa:
+Các bên tham gia có thể thỏa thuận, giao kết hợp đồng giao kết từ xa bằng phương tiện điện tử mà không cần gặp mặt trực tiếp. Điều này mang đến một vấn đề là khi các bên có nhu cầu chứng thực hợp đồng giao kết từ xa thì có thể thực hiện được không và thực hiện như thế nào? Có hai quan điểm trả lời cho câu hỏi này như sau:
+ Ở Việt Nam hiện nay, việc chứng thực các giao dịch, hợp đồng giao kết từ xa là vấn đề vẫn bị bỏ ngỏ. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp chủ quan, hiểu sai về tính cần thiết của việc chứng thực hợp đồng giao kết từ xa dẫn đến tình trạng xem nhẹ việc chứng thực. Song, nhu cầu sử dụng công nghệ điện tử vào việc giao kết hợp đồng ngày càng tăng nhanh, càng đòi hỏi các cá nhân, doanh nghiệp chú trọng việc chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng giao kết từ xa. Đây là vấn đề cần được giải quyết sớm để hạn chế những khó khăn giao kết hợp đồng giao kết từ xa. Bởi trong hợp đồng giao kết từ xa tiềm ẩn mức độ rủi ro đáng kể, và chứng thực viên được hy vọng trở thành một trong những nhân tố quan trọng trong việc quản lý rủi ro về mặt pháp lý.
+ Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn có thể yên tâm giao kết hợp đồng giao kết từ xa bởi công nghệ hiện đại giúp các bên tham gia và pháp luật chứng minh được nội dung trong hợp đồng, các bên tham gia và giao dịch ký kết. Chưa kể, Nhà nước vẫn đang tìm các phương án cải thiện về vấn đề chứng thực hóa đơn điện tử. Để loại bỏ tối đa các rủi ro về chứng thực, cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài về mô hình tổ chức, hoạt động chứng thực hợp đồng giao kết từ xa,…
- Rủi ro về thiếu nội dung trong hợp đồng:
+ Các vấn đề phát sinh rủi ro trong việc thiếu nội dung không chỉ xảy ra với hợp đồng truyền thống mà còn ở cả hợp đồng giao kết từ xa. Các rủi ro có thể bắt nguồn từ việc:
+ Các rủi ro về nội dung trong hợp đồng nói chung, hợp đồng giao kết từ xa nói riêng đều dẫn đến hệ lụy tranh chấp của các bên tham gia làm cho một hoặc nhiều bên phải chịu thiệt hại về tài chính.
+ Vì thế, các bên tham gia giao kết hợp đồng giao kết từ xa cần thật cẩn thận trong quá trình thỏa thuận các điều kiện để thực hiện phương án để mọi thông tin trong hợp đồng phải thật sự rõ ràng và dễ hiểu, tránh hàm ý mập mờ, không minh bạch. Trước khi ký kết hợp đồng giao kết từ xa, cá nhân và đại diện doanh nghiệp phải đọc thật kỹ và hiểu toàn bộ nội dung trong hợp đồng, đảm bảo các nội dung khớp với các thỏa thuận trước đó.
- Rủi ro về các chủ thể hợp đồng
+ Hợp đồng giao kết từ xa chỉ có hiệu lực khi các chủ thể tham gia ký kết có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật, người đại diện hợp pháp cho doanh nghiệp và việc giao kết hợp đồng giao kết từ xa hoàn toàn dựa trên tinh thần, nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng. Do đó, rủi ro về các chủ thể trong giao kết hợp đồng giao kết từ xa là do người tham gia ký kết hợp đồng giao kết từ xa không có tư cách pháp nhân theo luật định hoặc không phải là người đại diện hay người được ủy quyền hợp pháp của doanh nghiệp.
+ Do đó, để giảm thiểu rủi ro đến từ phía chủ thể hợp đồng trong giao dịch hợp đồng giao kết từ xa, các doanh nghiệp, cá nhân cần xem xét cân nhắc lựa chọn đối tác uy tín có đầy đủ hồ sơ năng lực công ty, giấy phép đăng ký kinh doanh, có kinh nghiệm từng làm việc lĩnh vực giao kết,… Đây cũng là một trong những phương án giúp nâng cao chất lượng làm việc, tiến độ thực hiện hợp đồng nhằm mang lại hiệu quả hợp tác cho các bên.
- Rủi ro liên quan đến vấn đề kỹ thuật:
+ Trong giao kết hợp đồng giao kết từ xa, các vấn đề phát sinh rủi ro liên quan đến vấn đề kỹ thuật là điều không thể tránh khỏi. Bởi trong quá trình giao kết hợp đồng giao kết từ xa như tạo lập, truyền gửi, nhận, lưu trữ các dữ liệu thông tin có thể phát sinh các sự cố về mạng Internet, trục trặc về thiết bị kỹ thuật hay thiết bị không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để nhận, đọc và lưu trữ dữ liệu,… Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến giao kết hợp đồng giao kết từ xa mà còn gây mất thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của doanh nghiệp.
+ Để khắc phục và phòng tránh rủi ro liên quan đến vấn đề kỹ thuật trong việc giao kết hợp đồng giao kết từ xa, các bên cần thường xuyên kiểm tra, sửa chữa và nâng cấp chất lượng công nghệ điện tử, cơ sở thiết bị kỹ thuật. Doanh nghiệp phải luôn đảm bảo thiết bị công nghệ luôn đạt hiệu quả làm việc, giúp mang lại hiệu quả thương mại, kinh doanh tránh việc trục trặc, ảnh hưởng gây chậm trễ và những rủi ro không đáng có trong quá trình giao kết hợp đồng giao kết từ xa.
- Rủi ro bị lộ thông tin, dữ liệu hợp đồng sử dụng vào mục đích phi pháp:
+ Việc giao kết hợp đồng giao kết từ xa là quá trình sử dụng dữ liệu thông tin được mã hóa và truyền phát trên không gian mạng Internet. Điều này giúp việc giao kết hợp đồng giao kết từ xa của các bên được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro rất lớn trong việc bị lộ thông tin và dữ liệu hợp đồng.
+ Có thể coi những dữ liệu thông tin cần bảo mật của các cá nhân, doanh nghiệp luôn là “miếng mồi ngon” của các tin tặc. Các hacker ngày càng tinh vi và tấn công thường xuyên, dày đặc vào hệ thống máy chủ của các doanh nghiệp bằng chương trình phá hoại hoặc các đoạn mã nhằm đánh cắp thông tin dữ liệu để trục lợi cá nhân. Chúng có thể rao bán thông tin hoặc thậm chí là đe dọa ngược lại nạn nhân. Đây được xem là rủi ro rất lớn không chỉ riêng việc giao kết hợp đồng giao kết từ xa.
+ Để tránh rủi ro bị lộ thông tin, dữ liệu hợp đồng giao kết từ xa, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng và quan tâm đến việc kiểm soát dữ liệu thông tin, phân cấp phân quyền được phép truy cập vào hợp đồng giao kết từ xa. Ngoài ra, các bên khi tham gia giao kết hợp đồng giao kết từ xa cần cân nhắc, lựa chọn bên thứ ba uy tín để đảm bảo tuyệt đối việc bảo mật thông tin.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến giao kết hợp đồng từ xa với quy trình, công việc thực hiện gồm:
-Tiếp nhận thông tin liên quan đến việc giao kết hợp đồng từ xa;
- Hướng các bên liên quan chuẩn bị giấy tờ hoàn thiện thực hiện soạn thảo, đàm phán, giao kết hợp đồng từ xa.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về giao kết hợp đồng từ xa NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
Website: nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn