Tìm hiểu về tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ

Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ là loại tranh chấp phổ biến hiện nay. Pháp luật đã quy định như thế nào về loại tranh chấp này. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết sau.

I. Thực trạng tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ hiện nay 

Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ tại Việt Nam đang xảy ra phổ biến, tranh chấp này xuất phát từ hợp đồng cung ứng dịch vụ giữa một bên là bên sử dụng dịch vụ và bên kia là bên cung ứng dịch vụ. Theo đó, bên cung ứng dịch vụ sẽ thực hiện dịch vụ cho bên sử dụng và sau đó bên này sẽ nhận được một khoảnh thanh toán từ bên sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, việc ký kết các hợp đồng cung ứng dịch vụ xảy ra thường xuyên và từ đó cũng có nhiều tranh chấp phát sinh. Ví dụ: tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thi công…

 Thực trạng tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ hiện nay 

II. Tìm hiểu về tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ 

1. Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ là gì 

Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ được hiểu là hai bên trong một hợp đồng cung ứng dịch vụ không đồng ý với nhau về một hoặc nhiều điều khoản trong hợp đồng. Tranh chấp có thể xảy ra khi một bên không tuân thủ các cam kết, không cung cấp dịch vụ theo yêu cầu, không thanh toán tiền hàng hóa hoặc dịch vụ đã được nhận, hoặc có bất kỳ sự vi phạm nào khác liên quan đến hợp đồng dịch vụ.

2. Các trường hợp dễ xảy ra tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ 

Các trường hợp dễ xảy ra tranh chấp trong hợp đồng cung ứng dịch vụ, bao gồm: 

- Vi phạm điều khoản hợp đồng: Một bên có thể không tuân thủ các cam kết, không cung cấp dịch vụ theo yêu cầu hoặc không thanh toán tiền hàng hóa hoặc dịch vụ đã được nhận. - Chất lượng dịch vụ: Tranh chấp có thể xảy ra khi một bên cho rằng chất lượng của dịch vụ không đáp ứng yêu cầu hoặc cam kết trong hợp đồng. 

- Thời gian và tiến độ: Tranh chấp có thể nảy sinh khi một bên không tuân thủ tiến độ hoặc giao hàng muộn so với cam kết trong hợp đồng. 

- Đòi hỏi bổ sung: Có thể xảy ra tranh chấp khi một bên yêu cầu các điều khoản bổ sung hoặc thay đổi hợp đồng ban đầu, trong khi bên kia không đồng ý. 

- Chấm dứt hợp đồng: Tranh chấp có thể xảy ra khi một bên muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc không tuân thủ quy định về việc chấm dứt hợp đồng. 

- Bồi thường thiệt hại: Tranh chấp có thể liên quan đến việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, bao gồm cả thiệt hại về tài sản và thiệt hại không tài sản…

3. Các dạng tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ thường gặp hiện nay 

Một số dạng tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ thường gặp hiện nay, bao gồm: 

- Tranh chấp về chất lượng dịch vụ: Đây là một trong những tranh chấp phổ biến nhất trong hợp đồng cung ứng dịch vụ. Nếu một bên cho rằng chất lượng của dịch vụ không đáp ứng yêu cầu hoặc cam kết trong hợp đồng, có thể xảy ra tranh cãi và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 

- Tranh chấp về tiến độ và giao hàng: Khi một bên không tuân thủ tiến độ hoặc giao hàng muộn so với cam kết trong hợp đồng, có thể xảy ra tranh chấp. Điều này có thể gây ra sự không hài lòng và thiệt hại cho bên nhận dịch vụ. 

- Tranh chấp về thanh toán: Nếu một bên không thanh toán tiền hàng hóa hoặc dịch vụ đã được nhận theo cam kết trong hợp đồng, có thể xảy ra tranh cãi và yêu cầu thanh toán hoặc bồi thường thiệt hại. 

- Tranh chấp về bổ sung hoặc thay đổi hợp đồng: Khi một bên yêu cầu các điều khoản bổ sung hoặc thay đổi hợp đồng ban đầu, trong khi bên kia không đồng ý, có thể xảy ra tranh chấp. Điều này có thể liên quan đến mâu thuẫn về quyền lợi và trách nhiệm của các bên. Đây chỉ là một số dạng tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ thường gặp hiện nay. Tuy nhiên, các dạng tranh chấp có thể đa dạng và phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

III. Quy định pháp luật về tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ 

Quy định pháp luật về tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ 

1. Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ 

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ, có một số phương thức giải quyết mà các bên có thể xem xét như sau: 

- Đàm phán, thương lượng: Đầu tiên, các bên có thể thảo luận trực tiếp để tìm một thỏa thuận hợp lý. 

- Hòa giải: Các bên có thể nhờ đến sự trợ giúp của tổ chức, cá nhân được các bên thỏa thuận, để giúp tìm ra giải pháp và hỗ trợ giải quyết tranh chấp. 

- Trọng tài: Nếu các bên không thể tự giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, thương lượng, họ có thể thống nhất giải quyết tranh chấp tại một Trọng tài để Trọng tài xem xét ý kiến của các bên và đưa ra quyết định cuối cùng. 

- Tòa án: Nếu cả hai bên không đồng ý về kết quả của đàm phán, thương lượng hoặc với quyết định của trọng tài, một trong các bên có thể khởi kiện tại Tòa án, để Tòa án xem xét và giải quyết.

2. Thủ tục khởi kiện về tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ 

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ theo pháp luật dân sự, gồm các giai đoạn sau: 

Giai đoạn 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án 

Theo Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình đang có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết. 

Giai đoạn 2: Thụ lý vụ án 

Theo quy định tại Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Thẩm phán sẽ tiến hành thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. 

Giai đoạn 3: Chuẩn bị xét xử 

Căn cứ quy định tại Điều 203 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, thông thường thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án dân sự không rơi vào các trường hợp đặc biệt là: 

- Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. 

- Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. 

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại  Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. 

Trong giai đoạn này, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tổ chức các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ (nếu có)… 

Giai đoạn 4: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm khi xét thấy vụ án đã có đủ căn cứ theo quy định pháp luật, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo quy định.

IV. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ

Giải đáp các câu hỏi liên quan đến tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ

1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ thuộc cơ quan nào? 

Khi có tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có thể là: 

- Trọng tài: Nếu các bên có thỏa thuận lựa chọn Trọng tài để giải quyết theo quy định Luật Trọng tài thương mại. 

- Tòa án: Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ thuộc tranh chấp về hợp đồng dân sự nên theo khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

2. Thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ bao lâu? 

Thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ tại Việt Nam có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tính phức tạp của tranh chấp, quy trình pháp lý và công việc của tòa án hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp. 

- Đối với giải quyết tranh chấp qua trọng tài: Thời gian giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thường linh hoạt và có thể nhanh hơn so với việc kiện tụng trong hệ thống pháp luật. Thời gian này phụ thuộc vào các yếu tố như số lượng và tính phức tạp của các vấn đề được tranh luận, sự chuẩn bị và tiến hành phiên trọng tài. 

- Đối với giải quyết tại Tòa án: Thời gian giải quyết tranh chấp thông qua kiện tụng có thể kéo dài từ một vài tháng đến nhiều năm. Thời gian này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự phức tạp của tranh chấp và khả năng hợp tác của các bên liên quan.

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ

Trên đây là những thông tin xoay quanh về tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ. Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968 

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp