Trong xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế thì việc nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam đang được chú ý và đang dần trở thành lĩnh vực đầu tư kinh doanh nổi trội và có khả năng phát triển mạnh. Thế nhưng hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam có nhiều bất cập và khó khăn trong việc đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam. Để giúp Quý bạn đọc có một cái nhìn khái quát về trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, NPLAW gửi đến Quý bạn đọc một số quy định pháp luật thông qua bài viết sau đây.
Với xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới với nhau, thì Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng được các thương hiệu lớn trên thế giới quan tâm và tìm kiếm cơ hội hợp tác nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam. Và đây cũng là một trong những lĩnh vực được các chủ đầu tư quan tâm và đầu tư phát triển tại nước ta.
Thực trạng về đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam
Thực tiễn, hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam nói riêng và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài và nhượng quyền thương mại trong nước nói chung rất phát triển, giúp doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, gia tăng doanh số và mang lại nhiều lợi nhuận to lớn.
Theo Điều 284 Luật Thương mại 2005:
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
+ Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
+ Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
Như vậy, có thể hiểu việc đăng ký nhượng quyền thương mại nước ngoài vào Việt Nam là để bên nhượng quyền (thương nhân nước ngoài) cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam. Hàng hóa, dịch vụ sẽ được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền nước ngoài.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP thì các trường hợp sau đây không phải đăng ký nhượng quyền:
- Nhượng quyền trong nước;
- Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
III. Quy định pháp luật về đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 120/2011/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam bao gồm:
(i) Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại hướng dẫn.
(ii) Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại.
Quy định pháp luật về đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam
(iii) Các văn bản xác nhận về:
- Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;
- Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Các giấy tờ quy định tại (ii) và (iii) phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì bên dự kiến nhượng quyền thương mại thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam với các bước như sau:
- Bước 1: Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
Nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.
IV. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì thời gian thực hiện đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam trong 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam thì phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền. Trừ các trường hợp sau đây không phải đăng ký nhượng quyền (khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP):
- Nhượng quyền trong nước;
- Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
Như vậy, việc nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam bắt buộc phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam là Bộ Thương mại, nay là Bộ Công thương.
Để việc đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và đúng với quy định pháp luật thì khách hàng nên liên hệ với Luật sư để tư vấn và hỗ trợ thực hiện thủ tục pháp lý.
Mọi vướng mắc chưa rõ cần tư vấn liên quan đến đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác như: Doanh nghiệp; Sở hữu trí tuệ; Lao động; Tư vấn và hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp các loại giấy phép con…quý khách vui lòng liên hệ với NPLAW để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời. Với đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm trong nghề thì chúng tôi cam đoan rằng sẽ giải quyết tất cả các thắc mắc của bạn và sẽ hỗ trợ bạn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam. Xin chân thành cảm ơn!
Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
Website: nplaw.vn.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn