Uỷ thác mua bán hàng hoá hiện nay là một hình thức kinh doanh phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử. Uỷ thác mua bán hàng hoá có nhiều lợi ích cho cả hai bên, như tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả, mở rộng thị trường, ... Tuy nhiên, uỷ thác mua bán hàng hoá cũng có những rủi ro và khó khăn, như xảy ra tranh chấp, mất niềm tin, vi phạm pháp luật, ... Do đó, khi uỷ thác mua bán hàng hoá, cần có hợp đồng rõ ràng và hợp pháp giữa hai bên để bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên.
Việc uỷ thác mua bán hàng hoá là một hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tuy nhiên, việc uỷ thác cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và khó khăn cho cả người uỷ thác và người được uỷ thác. Một số vấn đề thường gặp có thể kể đến như: sự bất đồng về giá cả, chất lượng, số lượng, thời gian giao nhận hàng hoá; sự thiếu minh bạch về nguồn gốc, xuất xứ, chứng nhận của hàng hoá; sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền, nhãn hiệu của hàng hoá; sự mất niềm tin, uy tín, trách nhiệm giữa các bên liên quan. Do đó, việc uỷ thác mua bán hàng hoá cần được thực hiện một cách cẩn trọng, tuân thủ các quy định pháp luật và hợp đồng đã ký kết, đồng thời có sự giám sát và kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định tại Điều 155 Luật Thương mại 2005 thì “Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác.”
Theo quy định tại Điều 162 Luật Thương mại 2005, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên ủy thác có quyền:
- Yêu cầu bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác;
- Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
Theo quy định tại Điều 163 Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên uỷ thác có các nghĩa vụ sau đây:
-Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
-Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác;
-Giao tiền, giao hàng theo đúng thỏa thuận;
- Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.
Theo quy định tại Điều 164 Luật Thương mại 2005, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các quyền sau đây:
-Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
-Nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác;
-Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã bàn giao đúng thỏa thuận cho bên uỷ thác.
Theo quy định tại Điều 165 Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các nghĩa vụ sau đây:
-Thực hiện mua bán hàng hóa theo thỏa thuận;
-Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
-Thực hiện các chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thỏa thuận;
-Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác;
-Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
-Giao tiền, giao hàng theo đúng thỏa thuận;
- Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.
Chủ thể của ủy thác mua bán hàng hóa gồm có bên ủy thác và bên nhận ủy thác:
-Bên ủy thác: Bên ủy thác có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân. Bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao ủy thác.
-Bên nhận ủy thác: Bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác. Bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác. Bên nhận ủy thác có thể nhận ủy thác mua bán hàng hóa cho nhiều bên ủy thác khác nhau
Một số điểm khác biệt giữa hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa và đại diện cho thương nhân như sau:
Tiêu chí |
Đại diện cho thương nhân |
Ủy thác mua bán hàng hóa |
Cơ sở pháp lý |
Điều 141 Luật thương mại 2005 |
Điều 155 Luật Thương mại 2005 |
Khái niệm |
Là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện. |
Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác. |
Chủ thể |
Cả bên giao đại diện và bên giao đại diện đều phải là thương nhân. |
Bên nhận ủy thác là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác. Bên ủy thác là thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận ủy thác thực hiện mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình. |
Bên nhân danh |
Bên đại diện nhân danh bên giao đại diện khi thực hiện các giao dịch. |
Bên nhận ủy thác nhân danh chính mình khi thực hiện các giao dịch. |
Phạm vi ủy quyền |
Các bên có thể thỏa thuận về phạm vi của việc đại diện; bên đại diện có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện. |
Chỉ thực hiện hoạt động mua hoặc bán hàng hóa theo điều kiện mà bên ủy thác đã đặt ra trong thỏa thuận. |
Trách nhiệm pháp lý |
Bên đại diện nhân danh và vì lợi ích của bên giao đại diện khi thực hiện các giao dịch. Bên đại diện không được nhân danh chính mình hoặc nhân danh bên thứ ba trong phạm vi đại diện. Bên giao đại diện chỉ chịu trách nhiệm về các giao dịch do bên đại diện thực hiện trong phạm vi đại diện. |
Bên nhận ủy thác liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra. |
Thù lao |
Các bên thỏa thuận về mức thù lao. Không có thỏa thuận thì tính theo giá dịch vụ. |
Trả thù lao ủy thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác. |
Nội dung cơ bản trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa bao gồm:
-Thông tin của bên ủy thác và bên nhận ủy thác: Ghi rõ họ tên, chức vụ của từng bên.
-Nội dung công việc ủy thác: Bên ủy thác ủy thác cho bên nhận ủy thác mua bán những hàng hóa nào, đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
-Thù lao ủy thác: Thù lao, phương thức thanh toán, trách nhiệm do chậm thanh toán.
-Quyền và nghĩa vụ của các bên: Quyền và nghĩa vụ của người nhận ủy thác và người ủy thác.
-Hàng hóa ủy thác: Tất cả hàng hoá lưu thông hợp pháp đều có thể được ủy thác mua bán.
Việc ủy thác mua bán hàng hóa chấm dứt khi các điều kiện sau đây được thỏa mãn:
-Bên ủy thác hoàn thành các nghĩa vụ về thanh toán cho bên nhận ủy thác.
-Bên nhận ủy thác hoàn thành các nghĩa vụ về hàng hóa cho bên ủy thác
Theo Điều 159 Luật Thương mại 2005, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa cần được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Nội dung cơ bản trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa bao gồm:
-Thông tin của bên ủy thác và bên nhận ủy thác
-Nội dung công việc ủy thác
-Thù lao ủy thác
-Quyền và nghĩa vụ của các bên
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về ủy thác mua bán hàng hóa mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn