XUẤT BẢN PHẨM ĐIỆN TỬ

Xuất bản điện tử là một hình thức phổ biến hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực xuất bản sách và báo chí. Vậy làm sao để hiểu thế nào là xuất bản phẩm điện tử và những vấn đề liên quan xoay quanh về xuất bản phẩm điện tử như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Tìm hiểu về xuất bản phẩm điện tử

Xuất bản phẩm điện tử là quá trình sản xuất cũng như phân phối sản phẩm xuất bản thông tin trên các phương tiện điện tử như website, ứng dụng di động, ebook và bản tin email. Đây là một hình thức phổ biến hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực xuất bản sách và báo chí.

Các ưu điểm của xuất bản sản phẩm điện tử bao gồm tính linh hoạt, tiết kiệm chi phí, có thể cập nhật dễ dàng và tiếp cận một số lượng lớn người dùng trên toàn cầu.

Tuy nhiên, cũng có nhược điểm như cần kiến thức và kỹ năng kỹ thuật, cạnh tranh cao và cần phải đầu tư thời gian và công sức vào việc tiếp cận và duy trì người dùng.

II. Quy định pháp luật về xuất bản phẩm điện tử

1. Định nghĩa về xuất bản phẩm điện tử

Theo Khoản 8 Điều 4 Luật Xuất bản 2012 có quy định:

“8. Xuất bản điện tử là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu và sử dụng phương tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm điện tử.”

2. Phân loại xuất bản phẩm điện tử

Căn cứ theo nội dung tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 195/2013/NĐ-CP, xuất bản phẩm được phân chia như sau:

“Phân loại xuất bản phẩm điện tử và yêu cầu về nội dung, kỹ thuật đối với xuất bản phẩm điện tử

1. Xuất bản phẩm điện tử gồm 02 (hai) loại:

a) Được chuyển sang hình thức điện tử từ xuất bản phẩm đã được xuất bản hợp pháp dưới hình thức khác;

b) Được tạo lập bằng phương thức điện tử, chưa được xuất bản dưới hình thức khác và có quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.”

Như vậy, hiện nay có 02 loại xuất bản phẩm điện tử:

  • Xuất bản phẩm từ hình thức khác chuyển sang hình thức điện tử;
  • Xuất bản phẩm được tạo lập bằng phương thức điện tử.

Yêu cầu về nội dung, kỹ thuật đối với xuất bản phẩm điện tử

3. Yêu cầu về nội dung, kỹ thuật đối với xuất bản phẩm điện tử

Nội dung và kỹ thuật đối với xuất bản phẩm điện tử cần đáp ứng những yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 195/2013/NĐ-CP và khoản 3 Điều 19 Nghị định 195/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

a) Đối với xuất bản phẩm từ hình thức khác chuyển sang hình thức điện tử:

  • Nội dung không bị đình chỉ phát hành, cấm lưu hành, thu hồi, tiêu hủy hoặc không chứa các nội dung vi phạm sau:
  • Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
  • Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
  • Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
  • Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
  • Nội dung đúng với xuất bản phẩm gốc đã được xuất bản hợp pháp tại Việt Nam;
  • Có định dạng số theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về định dạng tệp tin, âm thanh, hình ảnh;
  • Có chữ ký số hợp pháp của người đứng đầu tổ chức, cá nhân thực hiện việc phát hành.

Một số thắc mắc về xuất bản phẩm điện tử

b) Xuất bản phẩm được tạo lập bằng phương thức điện tử:

  • Không chứa nội dung vi phạm:
  • Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
  • Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
  • Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
  • Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
  • Có định dạng số theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về định dạng tệp tin, âm thanh, hình ảnh;
  • Có chữ ký số hợp pháp của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.

Như vậy, tùy theo loại xuất bản phẩm điện tử mà sẽ có các yêu cầu về nội dung và kỹ thuật như trên.

III. Một số thắc mắc về xuất bản phẩm điện tử

1. Có được nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử không?

Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 195/2013/NĐ-CP, vấn đề nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử để kinh doanh được quy định như sau:

“Nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử để kinh doanh

1. Cơ sở phát hành có giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này được nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử để kinh doanh.”

Như vậy, cơ sở phát hành có giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm thì có thể nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử

2. Thủ tục để nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử

Theo Khoản 2 Điều 20 Nghị định 195/2013/NĐ-CP, thủ tục  nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử để kinh doanh được quy định như sau:

  • Trước khi nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử trong thiết bị lưu trữ dữ liệu, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải đăng ký nhập khẩu để kinh doanh.
  • Trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử qua mạng Internet, chậm nhất 10 ngày trước khi phát hành, cơ sở phát hành phải nộp thêm các hồ sơ sau:
  • Danh mục xuất bản phẩm đã được nhập khẩu (Theo mẫu số 28 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 01/2020/TT-BTTTT).
  • Bản sao hợp đồng nhập khẩu hoặc chứng từ thanh toán.
  • Nơi nộp hồ sơ: Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải ban hành quy chế nội bộ về thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu gửi Bộ Thông tin và Truyền thông và có trách nhiệm triển khai thực hiện đúng quy chế trong quá trình hoạt động.

3. Việc lựa chọn xuất bản phẩm in để xuất bản dưới hình thức xuất bản phẩm điện tử dựa trên những tiêu chí nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 13 Thông tư 06/2022/TT-BTTTT quy định về tiêu chí lựa chọn xuất bản phẩm in để xuất bản như sau:

“Lựa chọn xuất bản phẩm in để xuất bản dưới hình thức xuất bản phẩm điện tử

...

2. Tiêu chí lựa chọn xuất bản phẩm in để xuất bản:

- Xuất bản phẩm in được lựa chọn xuất bản phải bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật về xuất bản và sở hữu trí tuệ;

- Xuất bản phẩm điện tử phải đáp ứng các tiêu chí về chủ đề nội dung, hình thức, bản quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định này.

…”

Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 06/2022/TT-BTTTT quy định về tiêu chí lựa chọn đề tài xuất bản phẩm như sau:

“Sản xuất mới các xuất bản phẩm cung cấp nội dung thiết yếu

...

2. Tiêu chí lựa chọn đề tài xuất bản phẩm

a) Về nội dung: Đề tài xuất bản phẩm thuộc một hoặc một số chủ đề sau:

  • Phổ biến, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước;
  • Phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm áp dụng trong sản xuất, những mô hình sinh kế bền vững phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và phòng, chống biến đổi khí hậu;
  • Phổ biến, giới thiệu kiến thức về văn hóa, văn học, nghệ thuật, di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc cần quảng bá, lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau và tạo dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch;
  • Giới thiệu, tôn vinh những cá nhân điển hình, mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

b) Về hình thức: Được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số (nếu có)

  • Đối với xuất bản phẩm điện tử thực hiện theo định dạng xuất bản phẩm điện tử thông thường, xuất bản phẩm dạng âm thanh, xuất bản phẩm đa phương tiện với các yêu cầu cụ thể sau:
  • ...
  • Đối với xuất bản phẩm in: Số trang in tối đa 300 trang/xuất bản phẩm, khuôn khổ 14,5 x 20,5cm, có tiêu chuẩn kỹ, mỹ thuật phù hợp với hoạt động truyền thông. Các xuất bản phẩm in được thực hiện đồng thời với xuất bản phẩm điện tử để phục vụ đông đảo người đọc trên nền tảng công nghệ cung cấp xuất bản phẩm điện tử, báo điện tử thiết yếu do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý.

c) Về bản quyền

  • Các xuất bản phẩm được lựa chọn thực hiện phải đảm bảo quy định về pháp luật xuất bản và sở hữu trí tuệ;
  • Thời hạn chuyển nhượng bản quyền tối thiểu là 05 năm, tính từ ngày giám đốc nhà xuất bản ra quyết định phát hành xuất bản phẩm điện tử.

…”

Theo đó, xuất bản phẩm in được lựa chọn xuất bản phải bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật về xuất bản và sở hữu trí tuệ.

Và xuất bản phẩm điện tử phải đáp ứng các tiêu chí về chủ đề nội dung, hình thức, bản quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 11 nêu trên. 

4. Nhà xuất bản không chấp hà nh yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc dừng phát hành xuất bản phẩm điện tử thì bị xử phạt thế nào?

Căn cứ điểm d khoản 2, khoản 5 Điều 31 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện hoạt động xuất bản điện tử và phát hành xuất bản phẩm điện tử như sau:

“Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động xuất bản điện tử và phát hành xuất bản phẩm điện tử

...

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

d) Không chấp hành yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc dừng xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử hoặc loại bỏ, ngăn chặn người sử dụng tiếp cận một phần nội dung hoặc toàn bộ xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật;

...

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ xuất bản phẩm điện tử đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 1; các điểm b, d và đ khoản 2; khoản 3 Điều này.”

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

“Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt

...

2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.

…”

Theo quy định trên, nhà xuất bản không chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc dừng phát hành xuất bản phẩm điện tử thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Đồng thời nhà xuất bản vi phạm còn bị buộc gỡ bỏ xuất bản phẩm điện tử đối với hành vi vi phạm.

5. Phát hành xuất bản phẩm điện tử không đúng nội dung bản thảo hoàn chỉnh đã được duyệt thì nhà xuất bản bị xử phạt thế nào?

Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 31 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện hoạt động xuất bản điện tử và phát hành xuất bản phẩm điện tử như sau:

“Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động xuất bản điện tử và phát hành xuất bản phẩm điện tử

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

e) Phát hành xuất bản phẩm điện tử không đúng nội dung bản thảo hoàn chỉnh đã được duyệt hoặc cấp giấy phép xuất bản đối với từng tên xuất bản phẩm.

…”

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

“Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt

...

2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.

…”

Theo quy định trên, phát hành xuất bản phẩm điện tử không đúng nội dung bản thảo hoàn chỉnh đã được duyệt thì nhà xuất bản thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

6. Nhà xuất bản không thực hiện các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn việc can thiệp vào nội dung xuất bản phẩm điện tử thì bị xử phạt thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện hoạt động xuất bản điện tử và phát hành xuất bản phẩm điện tử như sau:

“Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động xuất bản điện tử và phát hành xuất bản phẩm điện tử

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

b) Không có biện pháp kỹ thuật theo quy định để ngăn chặn sao chép, can thiệp trái pháp luật vào nội dung xuất bản phẩm điện tử;

…”

 

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

“Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt

...

2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.

…”

Theo quy định trên, nhà xuất bản không có biện pháp kỹ thuật theo quy định để ngăn chặn sao chép trái pháp luật nội dung xuất bản phẩm điện tử thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan xuất bản phẩm điện tử

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề xuất bản phẩm điện tử. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan