Dưới sự tác động của đại dịch Covid 19, nhiều doanh nghiệp buộc phải tạm dừng hoạt động theo các chỉ thị của cơ quan nhà nước và việc này đã dẫn đến giảm sút doanh thu của doanh nghiệp, thậm chí một số doanh nghiệp không có doanh thu trong giai đoạn khó khăn này. Vậy doanh nghiệp có thể cắt giảm lương nhân viên để giảm các chi phí cho doanh nghiệp trong giai đoạn này được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về vấn đề này.
Trong bài viết này, NPlaw sẽ cũng cấp các thông tin liên quan đến vấn đề "Giảm ương nhân viên" để các doanh nghiệp có thể cân đối được kế hoạch thu – chi chuẩn bị cho chiến lược kinh doanh phát triển cho tương lai.
Theo khoản 1 Điều 90 Bộ Luật Lao động 2019, Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Và khoản 1 Điều 95 Bộ Luật Lao động 2019 đã quy định rằng, Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
Căn cứ vào quy định trên, nếu người lao động, dù thực hiện công việc tại nhà nhưng vẫn đảm bảo năng suất lao động và vẫn duy trì chất lượng thực hiện công việc thì người sử dụng phải trả tiền lương như đã thỏa thuận cho người lao động đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Nếu người sử dụng lao động không có bất cứ một sự thỏa thuận nào đối với người lao động về việc giảm tiền lương và thời hạn trả lương thì người sử dụng lao động đã vi phạm quy định của Bộ Luật Lao động.
Căn cứ theo nguyên tắc trả lương được quy định tại Điều 94 Bộ Luật Lao động 2019, Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp. Nếu từ ban đầu người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trả lương bằng hình thức tiền mặt, thì tại giai đoạn này người sử dụng lao động có thể trả lương thông qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng theo khoản 2 Điều 96 Bộ Luật Lao động 2019.
Khảo sát hỗ trợ ngay các vấn đề cho doanh nghiệp tại đây
Người sử dụng lao động không thể lấy lý do vì mùa dịch, không thể trực tiếp trả lương cho người lao động mà nợ lương hoặc giảm lương của người lao động. Doanh nghiệp chỉ có thể trả chậm lương nhưng không quá 30 ngày do sự kiện bất khả kháng, nếu không vì lý do bất khảng kháng mà trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ – CP thì việc doanh nghiệp tự ý trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức phạt như sau:
“a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Theo quy định tại Điều 29 Bộ Luật Lao động 2019, Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
Tiền lương của người lao động khi làm công việc khác so với Hợp đồng lao động được quy định như sau:
Theo quy định này, doanh nghiệp được phép trả lương thấp hơn công việc cũ nhưng cần lưu ý một số nội dung liên quan đến hình thức này như sau:
Thời gian điều chuyển người lao động phải đảm bảo:
Phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động
Phải quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
Đây dường như là hình thức dễ thực hiện nhất trong giai đoạn hiện nay, không phải chịu nhiều sự điều chỉnh của các quy định của Bộ Luật Lao động.
Theo khoản 1 Điều 33 Bộ Luật Lao động 2019: “Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.”
Dựa trên quy định này, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận lại vấn đề tiền lương với nhau, qua đó góp phần giúp các doanh nghiệp giảm một phần chi phí vận hành trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 99 Bộ Luật Lao động 2019, nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
Căn cứ điều trên với lý do dịch bệnh và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì các doanh nghiệp có thể chọn phương thức cho người lao động tạm ngừng việc để giảm bớt gánh nặng về chi phí. Hình thức này cũng tương đối dễ thực hiện hơn so với quy định về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng.
Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp theo quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ – CP như sau:
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, mức lương tối thiểu mà công ty phải trả khi tạm ngừng việc với nhân viên do dịch bệnh là 4.420.000 đồng/tháng.
Bên cạnh đó, theo Nghị quyết 68/NQ – CP người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc được hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người.
Trên đây là bài viết về Các hình thức giảm lương nhân viên phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý toàn diện một cách chuyên nghiệp liên quan đến Đầu tư trong và ngoài nước; Doanh nghiệp; Bất động sản; Sở hữu trí tuệ; Lao động; Tư vấn soạn thảo, đàm phán thương lượng và hỗ trợ ký kết các Hợp đồng thương mại, Hợp đồng dịch vụ trong và nước ngoài; Tư vấn và hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp các loại giấy phép con,.. Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên được đào tạo chuyên nghiệp, chúng tôi có đủ năng lực để tư vấn và hỗ trợ khách hàng thực hiện những thủ tục này.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn